trưởng kỵ binh và Hải-đoàn trưởng Long-biên tới hội, hỏi thăm tình hình.
Chàng không cho triệu tập Giám-sở Tế-tác cùng Huyện-úy. Vì Huyện-úy là
Hoàng Đức, đệ tử Lê Đạo-Sinh.
Trước khi Nghiêm Sơn tới Lĩnh-Nam, thì 6 Thái-thú Nam-hải, Quế-lâm,
Tượng-quận, Nhật-Nam, Giao-chỉ và Cửu-chân; cũng như các Thái-thú
khác của triều Hán, quan chế dành cho quyền hành như một ông vua. Thái-
thú được triều đình bổ nhiệm, bên cạnh có Đốc-bưu coi về thanh tra, Đô-sát
coi về tình báo như ngày nay là cảnh sát, công an. Đô-úy coi về quân sự.
Ba chức quan này đều do triều đình bổ nhiệm, chịu quyền chỉ huy của
Thái-thú. Dưới Thái thú có các Huyện-lệnh. Cạnh Huyện-lệnh có một
Huyện-úy coi về quân sự, một Giám-sở Tế-tác coi về an ninh.
Thời Hùng-vương, An-Dương vương, dưới quyền các Huyện-lệnh là các
Lạc-hầu, Lạc-tướng cai quản trang ấp mình theo chế độ cha truyền, con nối.
Khi Tần Thủy-hoàng sai Đồ Thư sang đánh Âu-lạc, chiếm vùng Nam-hải,
Quế-lâm, Tượng-quận, bỏ chế độ Lạc-hầu, Lạc-tướng mà chia thành từng
xã, từng thôn. Xã có Xã-trưởng, thôn có Thôn-trưởng.
Trong khi đó đất Âu-lạc vẫn duy trì Lạc-hầu, Lạc-tướng. Triệu Đà cai trị
Âu-lạc vẫn giữ nguyên tổ chức cũ. Tổ chức đó duy trì đến thời Nghiêm Sơn
sang. Vì vậy đất Lĩnh-Nam chia làm hai khu vực : Khu vực Nam-hải, Quế-
lâm, Tượng-quận thì đơn vị chính hạ tầng là xã, thôn. Khu vực Nhật-Nam,
Cửu-chân, Giao-chỉ duy trì Lạc-hầu, Lạc-tướng. Trong ấp của mình Lạc-
hầu, Lạc-tướng giữ chế độ cha truyền, con nối, cai trị trang ấp như một
nước riêng biệt. Có nhiều nơi dân chúng không phục Lạc-hầu, Lạc-tướng
xin đến trang ấp khác cư ngụ. Như Lê Đạo-Sinh, Đào Thế-Hùng đến vùng
đất mới, phá rừng chiêu mộ người phiêu bạt, lập trang ấp. Đào Kỳ,
Phương-Dung lập trang Văn-lạc.
Về quân sự mỗi Thái-thú có một Quân gồm 12.500 quân bộ binh, một sư
kỵ gồm 2.500 toàn người Hán. Mỗi Huyện có một Sư bộ binh 2.500 người,
một Lữ kỵ binh 200 người theo lối hỗn hợp có nơi 4 Hán một Việt, có nơi 1
Việt 4 Hán. Tại trang ấp, số tráng đinh nhiều hay ít do Lạc-hầu hay Lạc-
tướng quyết định.
Nghiêm Sơn và Hợp-phố lục hiệp kinh lược Lĩnh-Nam. Các Thái-thú tuy