Bỗng nghe tiếng trống báo có khách tới, rồi tráng đinh vào thưa :
– Thưa sư phụ, có tam đệ tử của Đào hầu Cửu-Chân cầu kiến.
Phương-Dung nhìn bố :
– Thưa bố, tam sư tỷ của Đào tam lang đến đó.
Nguyễn Trát vốn ưa Thiều-Hoa, ông vội cùng mọi người ra cổng đón. Đào
Kỳ thấy sư tỷ reo lên :
– Bọn em đang đinh lên đường thì sư tỷ đến. Sư tỷ có việc gì khẩn cấp
không ? Hay ở lải chơi mấy ngày đã !
Hoàng Thiều-Hoa nắm tay Đào Kỳ :
– Mình phải đi ngay. Kiến-vũ hoàng đế thất trận nặng nề. Nguyên niên hiệu
Kiến-vũ thứ 6 (30 sau Thiên chúa). Ngỗi Hiêu làm phản, xưng làm tôi nước
Thục. Năm Kiến-vũ thứ 8, vua Quang-Vũ thân đi đánh Ngỗi Hiêu. Y sắp bị
diệt, thì Công-tôn Thuật lại làm phản tiếp cứu. Đến năm Kiến-vũ thứ 9,
Ngỗi Hiêu chết con là Ngỗi Thuật kế nghiệp. Năm Kiến-vũ thứ 10 Ngổi
Thuật bị thất trận đầu hàng Hán. Đất Lũng-hữu được dẹp yên. Nhưng
Công-tôn Thuật binh lực hùng mạnh vẫn tiếp tục làm phản. Đại-tư mã là
Đặng Vũ, Chinh-tây đại tướng quân Phùng Dị, Xa-kị đại tướng quân Ngô
Hán, Phiêu-kỵ đại tướng quân Sầm Bành, Phục-ba tướng quân Mã Viện
đều bị đánh bại. Thục đang tiến ra đánh Kinh-châu, Hán-trung. Dân chúng
Trường-an rúng động. Kiến-vũ hoàng đế triệu Nghiêm đại ca về đánh Thục.
Phương-Dung mừng rỡ :
– Trun-nguyên rối loạn, chúng ta khởi binh ngay chiếm lại Lĩnh-Nam.
Hoàng Thiều-Hoa lắc đầu :
– Điều cần thiết là chúng ta chờ quân Hán rút khỏi Lĩnh-Nam đã.
Đào Kỳ thắc mắc :
– Khi những đại tướng danh tiếng của Trung-nguyên đã bị bại, thì Nghiêm
đại ca chắc gì thắng được ?
Hoàng Thiều-Hoa đáp :
– Nguyên khi mới khởi nghĩa, bọn Đặng Vũ, Sầm Bành, Ngô Hán, Phùng
Dị đều ngang nhau. Hán đế cho bốn người cầm bốn đạo quân đánh Thục.
Không ai chịu ai hết. Vì chỉ huy không thống nhất nên mới bị Thục đánh
bại.Vì vậy Quang-vũ tìm một người trí dũng, uy tín hơn chúng, thống lĩnh