Q1 - ANH HÙNG LĨNH NAM - Trang 874

đây chỉ có Đào hầu và Nhị trưng, vậy ta đề cử ai ?
Khất đại phu đứng lên nói :
– Tốt hơn hết, chúng ta mời Đào hầu cùng Trưng Trắc cùng chủ tọa, như
thế vừa có uy của Bắc, vừa có đức của Nam.
Đào Thế-Kiệt suốt cuộc đời chỉ mong có ngày hôm nay, nghe Khất đại phu
đề cử mình, ông đứng dậy nói :
– Tôi tài hèn, sức mọn nhưng nếu quý vị dạy bảo điều gì, tôi xin kính cẩn
nghe theo.
Trưng Trắc cũng nói :
– Các vị cao nhân, sư đệ, sư muội đồng đề cử, tôi kính cẩn nghe lời mà
ngồi đồng chủ tọa buổi hội hôm nay.
Cử tọa vỗ tay vang dội, Đào Thế-Kiệt và Trrưng Trắc lên ngồi ghế chủ tọa,
còn quần hùng, mạnh ai tìm chỗ an tọa không phân biệt tuổi tác chức phận.
Trưng Trắc nhìn qua một lượt rồi khoan thai nói :
– Chúng ta tuy đồng tâm mà hầu hết không biết mặt, Phương-Dung đi
nhiều, biết nhiều xin đứng ra giới thiệu. Buổi hội này khác với buổi hội đại
hội võ lâm, mà là những người quyết tâm phản Hán phục Việt. Cục diện
biến đổi, kế hoạch đã bàn đi từ đảo Đào hầu về Bắc không hợp nữa. Cần có
kế hoạch khác hợp với hoàn cảnh mới.
Phương-Dung tuân lệnh đứng lên :
– Trước tiên tôi giới thiệu phái Tản-viên, các vị có địa vị cao nhất là Khất
đại phu, kế đến các sư bá Nguyễn Thành-Công, Đặng Thi-Kế. Các sư
huynh, sư tỷ Lê Anh-Tuấn, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Nguyễn Quý-Lan, Lê
Ngọc-Lan.
Đợi quần hào ngớt vỗ tay, nàng nói tiếp :
– Kế đến đông đảo nhất, ở đây là phái Sài-sơn : Tất cả 8 vị Thái-bảo đều có
mặt. Đệ nhất Thái-bảo Nam-hải nữ hiệpTrần-thị Phương-Châu với đệ tử
của người là Đông-triều nữ hiệp Lê Chân, Hạ-long nữ hiệp Hùng Xuân-
Nương. Đệ nhị Thái-bảo Trần Công-Minh, tức Nam-thành vương thống
lĩnh nghĩa quân châu Ký-hợp chống Hán từ 5 năm nay. Đệ tử và cũng là
cháu ruột của người là Nguyễn Thánh-Thiên là một đại tướng quân, phó
thống lĩnh cho người. Sư tỷ Thánh-Thiên võ công tuy không cao, nhưng tài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.