hiệp thế nào để chuộc lỗi với Phùng tiên sinh. Như vậy trừ được món nợ
thứ hai.
Tô Định quay qua Nghiêm Sơn :
– Phùng tiên sinh vốn là người trưởng giả, tính khí ôn hòa, là thân phụ
Đăng-châu nữ hiệp. Xin vương gia chuẩn cho tiểu nhân được mời Phùng
tiên sinh nhậm chức Huyện-lệnh thay Trương Thanh.
Nghiêm Sơn gật đầu :
– Như vậy còn gì bằng. Vĩnh-Hoa sư muội ! Người mời lệnh đường dùm ta
nghe ! Lệnh đường mà làm Huyện-lệnh, dân chúng sẽ sống những ngày
Nghiêu, tháng Thuấn.
Phùng Vĩnh-Hoa chắp tay :
– Tiểu muội cố gắng mời thân phụ như Đại ca dạy.
Trưng Nhị lại tiếp :
– Người bắt giam Tô công tử là Huyện-úy Bắc-đái. Vậy phải bắt y xử tội để
Ngũ kiếm được mát lòng. Điều đó thuộc quyền Lĩnh-Nam vương gia,
không biết vương gia có ưng không để trừ món nợ thứ ba của Tô thái thú.
Nghiêm Sơn nói :
– Ta đã cho ngựa lưu tinh đi bắt hết bộ thuộc, tòng đảng của Lê Đạo-Sinh,
có lẽ giờ này chúng đã bị giam hết rồi. Tại hạ xin mời Trần Quốc-Dũng
thiếu hiệp phái Sài-sơn đảm nhiệm chức Huyện-úy Bắc-đái. Xin thiếu hiệp
vì dân tình mà nhận cho.
Quốc-Dũng vừa đinh lên tiếng từ chối, nhưng chàng liếc thấy Trưng Nhị,
Vĩnh-Hoa đưa mắt nháy. Chàng đành chắp tay :
– Nếu vương gia ra lệnh vì dân mà làm Huyện-úy tôi xin kính cẩn nghe
theo.
Trưng Nhị tiếp :
– Huyện lệnh Chu-diên là cha Trương Thanh, xin vương gia cách chức, vì
tội gia pháp bất nghiêm, không dạy con. Như vậy trừ được bốn món nợ với
Ngũ kiếm, còn người thay thế là việc của Nghiêm vương gia.
Nghiêm Sơn nói :
– Tôi đồng ý để Trưng cô nương xử lý vụ Thần kiếm, vậy quyết định cách
chức Huyện-lệnh Chu-diên và mời tỷ phu Trưng cô nương là Đặng Thi-