thấy đích thân Lĩnh-Nam vương phi cùng Chinh-viễn đại tướng quân xử lý
vụ này, y như được cất đi gánh nặng. Đào Kỳ cùng mọi người vào trướng,
viên sư trưởng trình bày tình hình.
– Tiểu nhân là Tôn Mạnh, sư trưởng bộ binh Luy-lâu. Cách nay 7 ngày
Lĩnh-Nam vươngsai sứ giả lên bắt Trương Thanh, thì Lưu Chương bắt giam
sứ giả. Y còn điều động tráng đinh các ấp cố thủ chống lại. Lữ trưởng kỵ
binh theo Trương Thanh làm phản dẫn quân kỵ chống ta. Tiểu nhân được
lịnh vương gia đến vây án binh bất động, chờ vương phi tới. Vậy xin vương
phi và Đào tướng quân hoạch định kế sách.
Đăng-châu nữ hiệp Phùng Vĩnh-Hoa móc trong bọc ra một trục lụa trải trên
bàn nói :
– Đăng-châu là quê hương tôi và Đàm Ngọc-Nga, chúng tôi thuộc hết
đường xá. Đây là bản đồ Đăng-châu.
Đào kỳ với Thiều-Hoa cùng với ban tham mưu của Tôn Mạnh cùng nghiên
cứu. Tôn Mạnh lấy bút khoanh vào những trang ấp theo Trương Thanh,
cùng cách dàn binh của y. Đào Kỳ cười :
– Trương Thanh thực ngu như lợn, chúng bố trí quân như thế này mà đòi
làm phản, thì thực tự tử không bằng. Này nhé huyện đường ở cạnh con
sông, chúng bố trí một tốt bảo vệ huyện đường, bốn tốt bốn góc toàn những
đường chánh vào huyện đường. Chúng bỏ trống hai bên hông cánh đồng
hoang này. Nếu ta cho dàn quân làm áp lực, rồi cho một đội kỵ binh chọc
vào hông tiến tới huyện đường, thì lập tức bốn ngả đều hỗn loạn, không
đánh cũng bị bại. Đây là nói cách hành quân, nhưng Nghiêm vương gia
không cho giao chiến. Vậy ta cần phải nghiên cứu kỹ mới được. Ngươi có
biết Huyện-úy Đăng-châu theo Trương Thanh hay chống lại y không ?
Tôn Mạnh lắc đầu:
– Tiểu nhân không rõ vì, chưa liên lạc được với Đào Thế-Hùng.
Đào Kỳ nhìn Thiều-Hoa :
– Nghiêm đại ca là người hiệp nghĩa, thành ra không ước tính được bụng dạ
tiểu nhân. Nếu Nghiêm đại ca gửi một phong thư mật cho chú em, thì ông
chỉ cần trở tay một cái là bắt được Trương Thanh. Đại ca tưởng Trương
Thanh tuân theo phép nước như ở Trung-nguyên, sai đi bắt về. Chó cùng