– Sư muội cùng ta đi thám thính Đăng-châu. Nhất thiết sư muội không
được ra tay...Bởi tính sư muội ưa nghịch ngợm.
Trần Quốc cười :
– Lỡ người ta đánh tiểu muội, tiểu muội cũng phải chịu hay sao ?
– Được, nếu người ta đánh thì sư muội được phản công.
Chàng dặn dò Tôn Mạnh ít câu, rồi cơm nước, chờ trời tối cùng Trần Quốc
theo ngả rừng vào Đăng-châu. Trong huyện lỵ vắng bóng người qua lại.
Chàng đi về phía trang Hiển-minh, tới phía Đông chỗ hàng rào thấp, chàng
dắt Trần Quốc vượt rào vào trong. Đường sá trong trang chàng thuộc làu
nên không bị lạc. Đi một lát tới đaÏi sảnh, nơi Đào Thế-Hùng ở. Phía trước
sân, Đào Phương-Dung đang đứng nhìn trời. Vốn sủng ái cô em họ, chàng
rón rén đến bên cạnh, đánh một chưởng vào vai. Phương-Dung giật mình
đẩy chưởng về sau chống đỡ. Chàng bắt lấy chưởng rồi hai tay ôm chặt
lưng nàng. Phương-Dung hoảng hốt giật mạnh tay thoát ra, nhưng không
được. Nàng móc chân về sau đá vào hông Đào Kỳ, Đào Kỳ vận khí chịu
một cước. Phương-Dung thấy đá một cước mà đối phương không hề hấn gì,
nàng thất kinh hồn vía hỏi :
– Người là ai ?
Đào Kỳ nói khẽ vào tay nàng :
– Ta là tướng cướp tới đây kiếm vàng !
Đào Phương-Dung quát :
– Người không phải là cướp. Cướp không có võ công bằng người.
Đào Kỳ bật cười thành tiếng, buông nàng ra. Phương-Dung thoát ra được,
nhìn lại thấy anh mình, nàng đánh nhẹ vào vai Đào Kỳ :
– Anh làm em hết hồn. Tại sao anh lọt vào đây ? Vào nhà mau, bố em có
chuyện lo lắng.
Sau đại hội Tây-hồ, Đào Thế-Hùng được Trưng Nhị và Lê Chân tới thăm,
hai người nhờ ông khuyên Đào Thế-Kiệt đừng kết tội Thiều-Hoa lấy chồng
Hán, và nhất là bớt cứng rắn cho hai con ra làm việc với người Hán để nắm
binh quyền trong tay, chờ khi khởi binh đã có lực lượng sẵn. Ông đồng ý cử
hai con là Hiển-Hiệu và Quý-Minh ra đảo. Việc ở đảo xong hai người theo
Đào Kỳ đến Lục-hải. Rồi từ Lục-hải hai người đi thẳng Đăng-châu chứ