không ghé Luy-lâu. Hai người đã tường trình mọi việc cho ông rõ. Nghe
hai con kể chuyện, lòng ông mừng rỡ tưởng như nhìn thấy ngày Lĩnh nam
phục quốc không còn bao xa nữa. Ông vội rời Đăng-châu, đi liên lạc với
nhữnhg người ở trang Văn-lạc của Đào Kỳ, lo sắp đặt kế hoạch cho việc
khởi nghĩa. Khi từ Văn-lạc trở về, ông được biết Hiển-Hiệu Quý-Minh và
vợ ông được mời vào huyện đường, rồi bắt trói giữ làm con tin. Trương
Thanh yêu cầu ông đứng ngoài cuộc tranh chấp giữa y và Nghiêm Sơn. Tuy
không biết tường tận những việc mới xảy ra ở Luy-lâu, như việc Nghiêm
Sơn bao vây Thái-hà trang, giải thoát Tô Phương, nhưng ông lờ mờ hiểu đã
có xích mích giữa Tô Định với Trương Thanh. Vì lo cho tính mệnh vợ với
hai con, ông cũng phải đem tráng đinh phòng thủ trang ấp mình.
Nay thấy Đào Kỳ xuất hiện thuật hết các biến chuyển mới, ông mới võ lẽ.
Là người đa mưu, túc trí, quyết đoán mau lẹ, ông bảo Đào Kỳ :
– Phương-Dung ở nhà giữ trang, còn ta với cháu và Giao-long nữ đi thám
thính hai chiến thuyền coi sao rồi hãy quyết định kế hoạch.
Đào Kỳ đồng ý, thế là ba người lần trong đêm tối đi đến mé sông. Hai
chiến thuyền đậu sát bờ, trên thuyền có ánh đèn chiếu ra. Hai tấm ván từ
thuyền nối liền với bờ được rào kỹ bằng bằng những dây mây đầy gai.
Đào Kỳ bảo chú :
– Chú trấn trên bờ, cháu với Trần Quốc xuống thuyền xem sao.
Chàng cùng Trần Quốc hai người ra bãi sông bơi nhẹ đến sát thuyền, rồi
bám dây neo, trèo lên thuyền. Đào Kỳ hiểu rõ lối kiến trúc chiến thuyền
Hán, chàng và Giao-long nữ tiến đến đằng lái. Qua cửa sổ khoang có ánh
đèn, ghé mắt nhìn vào, chàng thấy ngồi bên trong có 4 người đàn bà ăn mặc
sang trọng, một khoảng 50 tuổi, còn 3 người khoảng 20-25tuổi. Cạnh đó là
Trương Thanh-Mai, con gái Trương Thanh, chàng đã biết mặt.
Chợt Trương Thanh-Mai lên tiếng :
– Mẫu thân, thân định mai chúng ta lên đường. Nhưng chạy đâu bây giờ ?
Con thấy trên sông, cả hai phía Nam, Bắc đều có chiến thuyền của họ ngăn
cản, làm sao chúng ta đi được ?
Người đàn bà lớn tuổi đáp :
– Con đừng hoảng sợ, ngày mai Lưu thúc thúc ra lệnh đốt huyện Đăng-