phóng về với gia đình.
– Ấn định lại mức tô cho tá điền.
– Bình đẳng giữa người Hán và người Việt.
Từ trước đến giờ theo luật Tiêu Hà, nông dân tá điền phải nộp một nửa hoa
màu cho điền chủ. Nay ba người cải tổ lại : Tất cả nông sản thu được, sau
khi trả công cày bừa, gặt hái, tát nước, phân bón và thuê trâu, mới đem chia
đôi, chủ một nửa, nông dân một nửa. Trước đó công thợ người Việt chỉ
bằng nửa người Hán, đã thế người Việt không được quyền làm sở hữu chủ
ruộng đất, chỉ có quyền làm tá điền. Nay do ban hành chính sách mới,
người Việt như mới được làm người, nên Đặng Thi-Kế cảm thấy khoan
khoái trong lòng, ông trẻ lại vì vậy.
Sau khi làm lễ ra mắt xong, Chinh-viễn đại tướng quân ra lệnh đóng quân
ngoài thành, rồi cùng mọi người trở vào Phiên-ngung, thủ phủ Quế-lâm,
dọc đường Đặng Thi-Kế hỏi Trần Năng :
– Tiểu sư muội, sư thúc đi theo đạo quân nào ?
Nghe hỏi đến sư phụ, nàng vội lập nghiêm :
– Đa tạ sư huynh, sư phụ em đi trong đạo quân của Đinh Công-Thắng đại
hiệp, có lẽ hai ngày nữa mới tới.
Vào trong Phiên-ngung, đã thấy đủ mặt quần hào và 3 tướng quân chỉ huy 3
Quân-bộ cùng 3 tướng chỉ huy 3 Sư-kỵ chào đón. Đó là đạo Quế-lâm.
Quân đội thời Tây-hán chia làm hai loại : Một là quân của Thiên-tử do các
tước vương, công, hầu chỉ huy. Đó là đạo quân trừ bị quốc gia. Khi Nghiêm
Sơn được lệnh kinh lược Lĩnh-nam, tuy quyền lớn nhưng không có quân
trong tay. Nên các Thái-thú coi như không có, muốn làm gì thì làm. Sau 8
năm với tài thao lược, vương gom hết binh quyền Lĩnh-nam về một mối và
giao đệ nhất hiệp Lưu Nhất Phương chức Uy-viễn đại tưống quân thống
lĩnh. Mới rồi Quang-vũ cần đánh Thục, gia phong vương tước, quyền Tả
tướng quân, được điều động binh mã khắp thiên hạ. Vương đã có sẵn binh
mã Hán-trung, Trường-an do Ngô Hán chỉ huy; binh mã Kinh-châu, Ích-
châu, Lương-châu do Đặng Vũ, Sầm Bành chỉ huy. Tất cả hiện đang cầm
chân quân Thục. Vương lấy binh mã Lĩnh-nam trao quyền chỉ huy cho Đào
Kỳ. Binh mã Lĩnh-nam lại được vương chia làm 6 đạo. Ba đạo đã được