nhận chức Thái-thú. Bây giờ gặp lại Đào Kỳ, cả hai mừng mừng, tủi tủi.
Đào Kỳ là Chinh-viễn đại tướng quân, thống lĩnh binh mã toàn cõi Lĩnh-
nam, chức lớn hơn Thái-thú, Đô-sát, Đô-úy nhiều. Nhưng thúc phụ chàng
với Đặng Thi-Kế là bạn thân. Trương Đằng-Giang lại là sư thúc của
Phương-Dung, còn Hà Thiên là sư huynh của Nghiêm Sơn… nên chàng
vẫy mọi người xuống ngựa tiến lại ra mắt ba người.
Trần Năng là tiểu đệ tử của Khất đại phu, được ông cưng chiều đã quen,
tính lại tinh nghịch, nàng vừa làm lễ ra mắt Đặng Thi-Kế, vừa nói :
– Sư huynh, từ hôm sư huynh làm Đô-úy Quế-lâm đến giờ, việc quan bận
rộn mà em thấy sư huynh trẻ lại đến mười tuổi. Không biết sư huynh có
thêm chị dâu mới người Quế-lâm nào không ?
Thời bấy giờ ở tuổi 40-50 đã đạo mạo, nghiêm túc lắm. Với tuổi đó, họ là
ông nội, ông ngoại một đàn cháu. Huống hồ Đặng Thi-Kế vang danh thiên
hạ về võ công, về hiệp nghĩa. Ông lại là thân phụ Đặng Thi-Sách, lãnh tụ số
một Lĩnh-nam chủ trương phản Hán phục Việt. Thế mà Trần Năng cũng
trêu ông. Nhưng Trần Năng là lương y, nàng đùa, mà là sự thật. Đặng Thi-
Kế quả trẻ ra gần 10 tuổi. Suốt mấy năm bị sư thúc Lê Đạo-Sinh cầm tù.
Ông buồn vì tù thì ít, buồn vì sư thúc tham danh vọng, mưu đưa Lĩnh-nam
làm tôi tớ Hán thì nhiều. Khi Đào Kỳ cứu ông ra, được biết con và dâu là
Trưng Trắc tiếng tăm vang lừng thiên hạ vì uy tín phản Hán phục Việt. Tự
nhiên ông cảm thấy có bổn phận nghe lệnh những người cầm đầu như Khất
đại phu, Nam-hải nữ hiệp đã đành. Ông sẵn sàng nghe lệnh cả Trưng Nhị,
Phương-Dung. Đặng Thi-Sách thố lộ với ông, lợi dụng được phong chức
tước, Nghiêm Sơn cắt cử anh hùng Lĩnh-nam nắm lấy các chức vụ Thái-
thú, Đô-úy, Đô-sát để chuẩn bị khởi nghĩa nếu cuộc cầu phong với Quang-
vũ không thành. Vì vậy ông sẵn sàng hy sinh danh tiếng để nhận cái chức
Đô-úy Quế-lâm. Ngay khi tới Quế-lâm, ông cùng Hà Thiên với Trương
Đằng-Giang lấy lý do Nghiêm Sơn vừa được tấn phong, ba người ban 5
điều lệnh :
– Thả tù,
– Tha thuế những người còn thiếu,
– Những người nghèo khổ, nay phải bán thân làm nô lệ, nay được giải