chưởng, đập tan nát cả người lẫn ngựa hai viên tướng hầu. Mọi người thất
kinh hồn vía vì thấy máu văng khắp đền tanh hôi chịu không được.
Lê Chân chỉ vào pho tượng nát vụn, đầm đìa máu quát :
– Thế là chúng mày chết lần nữa. Từ nay không được hại người.
Phương-Dung đề nghị dân chúng tạc tượng Trung-tín hầu thờ để trấn áp tên
giặc Đồ Thư. Ba vị trang trưởng và dân chúng hoan hỉ làm theo.
Hôm sau mọi người lên đường, Đào Kỳ thắc mắc hỏi Lê Chân :
– Sư tỷ! Hôm qua sư tỷ bảo tôi phóng chưởng đánh tượng Đồ Thư, tôi làm
theo. Không ngờ bên trong lại có máu là nguyên cớ gì ?
Lê Chân cười khúc khích :
– Trước đó tôi đã cho người đổ máu lợn vào bụng tượng. Lúc Đào đệ
phóng chưởng đánh tượng, máu văng tung tóe, dân chúng càng tin hơn, chứ
có gì lạ đâu !
Phải mất ba ngày đường nữa, đoàn quân mới tới biên giới Quế-lâm. Từ xa
Đào Kỳ đã thấy ba vị võ tướng cỡi ba tuấn mã đứng đầu đoàn thiết kỵ uy
vũ, phía sau dân chúng tụ họp đông đủ chờ đón. Lại gần thì ra Thái-thú Hà
Thiên, Đô-úy Đặng Thi-Kế vá Đô sát Trương Đằng-Giang.
Hà Thiên là tam hiệp trong Hợp-phố lục hiệp, hôm Nghiêm Sơn phong Hà
làm Thái-thú, Đào Kỳ thấy Hà Thiên miễn cưởng nhậm chức Thái-thú theo
lệnh Nghiêm Sơn. Chàng nói riêng với ông :
– Tam ca đừng lấy việc phải gò ép nơi quan trường, không được tiêu dao
làm buồn. Nghiêm đại ca là người suy tính thâm sâu vô hạn. Đại ca bao giờ
cũng trọng ý riêng của Tam ca, từ xưa chưa bao giờ làm trái ý. Nay ép Tam
ca làm Thái-thú chắc có lý do quan trọng lắm. Em biết được lý do đó. Tam
ca là người nghĩa hiệp ưa cứu kốn phò nguy, vậy mà đất Quế-lâm là quê
hương của Tam ca. Từ mấy trăm năm nay người Việt bị coi như chó lợn.
Nay Nghiêm đại ca thân là Lĩnh-nam vương không thể trực tiếp thay đổi
cục diện Quế-lâm, phải nhờ đến Tam ca là người khảng khái, lại là con dân
Việt không sợ người Hán; may ra cục diện Quế-lâm đổi khác đi. Gia dĩ bên
cạnh Tam ca còn có Đô-sát, Đô-úy là người đồng tâm. Chắc Tam ca không
sợ gì bọn quan lại người Hán quen đè đầu, đè cổ dân Việt.
Hà Thiên nghe Đào Kỳ biện luận, mặt tươi hẳn lên, hăm hở trở về Quế-lâm