thích thú trả lời :
– Quế lâm có Triệu Anh-Vũ, Lương Hồng-Châu cùng tòng chinh. Triệu
Anh Vũ lĩnh ấn Chinh-di đại tướng quân, còn Lương Hồng-Châu theo cạnh
Lĩnh-nam vương. Còn Tượng-quận và Nam-hải chưa thấy.
Tiệc tan, Đào Kỳ muốn dò xét dân tình Quế-lâm, Nam-hải nên mời Minh
Giang đi chung với chàng. Chàng biết Minh Giang là đệ tử Khúc-giang ngũ
hiệp, nên tuy y là người Hán, chàng cũng đặt hết lòng tin tưởng. Trên
đường đi Minh Giang hỏi Đào Kỳ :
– Đào tướng quân, không biết ý Lĩnh-nam vương gia muốn xin phục hồi
Lĩnh-nam như thế nào? Ngài muốn phục hồi gồm tất cả đất Lĩnh-nam cũ
gồm 6 quận Nam-ải, Quế-âm, Tượng-uận, Cửu-hân, Nhật-am, Giao-hỉ, hay
chỉ xin ba quận mà bỏ Quế-âm, Nam-ải, Tượng-qận ?
Đào Kỳ không trả lời mà hỏi ngược lại :
– Theo ý đại ca thì nên thế nào ?
Minh Giang thở dài :
– Đất Quế-âm hiện quá nửa là người Hán. Đất Nam-hûi, Tượng-uận còn tệ
hơn nữa. Người Việt bị Triệu Đà cai trị hơn trăm năm, lại bị Hán cai trị hơn
200 năm. Họ bị đàn áp coi như tôi mọi quen rồi, mất cả hùng khí. Riết rồi
họ coi cái nhục không hơn chó lợn là việc thường. Đã thế suốt ba quận,
dưới huyện là xã, là làng chứ không có chế độ lạc hầu, lạc tướng, nên dân
chúng không có người cầm đầu, khó nổi dậy được. Về môn phái chỉ có Quế
lâm, Khúc giang là môn phái người Việt. Còn người Hán họ làm chủ ba
quận đã lâu đời. Trên quan lại, dưới điền chủ phú gia, đều là người Hán,
bây giờ bảo họ phải trực thuộc Lĩnh-nam khó lòng họ chịu theo mình. Cứ
coi như vừa rồi Hà thái thú ban hành chính sách mới mà còn bị người Hán
chống lại, đến nỗi phải xin lệnh Lĩnh-nam vương mới dám trị tội các tham
quan người Hán thì đủ biết !
Phương-Dung nghe đến đây cũng nhập cuộc :
– Theo ý Minh huynh, nếu Kiến-vũ hoàng đế không chịu cho phục hồi đất
Lĩnh-nam, thì ta phải làm gì ?
Minh-Giang nói ngay :
– Ý dân là ý trời. Chúng ta đã lập đại công đánh Thục. Lại tỏ ý quy phục