xin phong. Việc cử quan lại cũng thế, mà để chúng ta tự trị làm một chư
hầu cũng thế. Hoàng đế có tốn tiền, tốn gạo gì đâu ? Chẳng qua là một tờ
giấy ban chiếu chỉ mà thôi. Nếu như người không chịu thì kiếm trong tay,
dân một lòng ta há sợ gì ?
Đào Kỳ cảm động hai tay nắm lấy hai tay Minh Giang, cả hai như nghẹn
lời không nói được câu nào.
Lát sau Minh Giang lại góp ý :
– Ý tôi như thế này : Nay mai khi Lĩnh-nam vương tới đây. Đào đại ca đặt
vấn đề sẽ lấy quân số ở đâu để bổ sung quân Hán khi bị hao hụt đánh Ích-
châu. Lúc đó tôi tình nguyện đưa ý kiến rằng, nếu lấy tráng đinh thì một là
chưa kinh nghiệm, hai là phải mất thời gian huấn luyện. Chi bằng lấy trong
các địa phương bổ sung. Tỉ như thiếu 300 quân, thì lấy 300 quân Hán ở các
lữ địa phương, rồi tuyển 300 tráng đinh thay vào. Đề nghị như vậy chắc
vương gia và các đại tướng quân cho rằng tôi sốt sắng, khôn ngoan hết lòng
với đoàn quân phạt Thục. Nhưng sự thực lại khác, vì các Thái-thú gửi quân
Hán đi, tất phải tuyển các tráng đinh Việt thế vào. Chỉ vài trận là các ữ địa
phương trở thành toàn quân Việt. Trường hợp phải bổ sung các tốt trưởng,
lữ trưởng cũng thế. Các Thái-thú phải ưu tiên đưa người Hán đi thay.
Phương-Dung khen ngợi Minh Giang :
– Minh huynh thật là người đa mưu túc kế. Với ý kiến như vậy, chúng ta sẽ
thành công.
Hai hôm sau đạo Trung-quân của Lĩnh-nam vương mới đến Quế-lâm. Hà
thái thú đem bá quan văn võ, cùng nam phụ, lão ấu treo đèn kết hoa, đốt
pháo mừng ông vua nhân đức áo gấm về làng.
Nguyên năm Đinh-hợi tức 214 trước Tây lịch, nhà Tần cướp đất Lĩnh-nam,
trải qua nhà Triệu phản Tần, rồi nhà Hán diệt Triệu lập Lĩnh-nam thành
quận, huyện cai trị đã gần 300 năm Dân Lĩnh-nam là kẻ bị trị, dãn chúng
nhục nhã vô cùng, người Việt không được làm bất cứ quan chức gì. Mãi
cho đến khi Nghiêm Sơn được phong Lĩnh-nam công được toàn quyền kinh
lý mọi việc, chàng mới cho người Việt làm tới chức huyện úy, huyện lệnh,
trong quân được cử tới cấp sư trưởng. Nay Nghiêm được phong tới tước
vương, và cho người Việt giữ cả chức Thái-thú, Đô-úy, Đô-sát. Đã thế