đưa, nên âm thầm dẫn một ít người về thăm nhà không tiền hô, hậu ủng.
Vậy mà khi về gần tới trang Nhạn-sơn, đã thấy dân chúng dàn hàng phủ
phục hai bên đường chào đón. Đến cửa trang, đã thấy cờ biển rực rỡ, giáp sĩ
gươm giáo sáng choang đứng dàn chào. Vương mời các bô lão, nhân sĩ địa
phương, đệ tử bản môn vào dinh dự tiệc. Bước vào sảnh đường, vương nói
với quan khách :
– Nhờ phúc ấm tổ tiên Nghiêm Sơn này được phong Lĩnh-nam vương. Cô
không lấy tước vương làm quý, mà lấy việc tạo phúc cho dân làm lẽ chính.
Song thân tôi qua đời sớm, nay áo gấm về làng chỉ còn nhũ mẫu. Chữ hiếu
là kỷ cương của trời đất. Vậy xin quý vị ngồi uống rượu để vợ chồng tôi
vào vấn an nhũ mẫu đã.
Đọan vương và Thiều-Hoa bước vào nội đường thăm nhũ mẫu. Hoàng
Thiều-Hoa đã được Nghiêm Sơn kể cho nghe rằng vương có một nhũ mẫu,
nuôi dưỡng, thương yêu vương từ nhỏ. Vương kính như mẹ đẻ.
Đến nội đường, thấy căn nhà mỹ lệ, cột kèo chạm trổ tinh vi. Trước nhà có
nữ tỳ đứng hầu, thấy vương gia và vương phi đến, họ vội quỳ xuống vấn
an. Nghiêm Sơn khóat tay miễn lễ hỏi :
– Má má ta ở trong này phải không ? Người vào thông báo có ta và hiền thê
cầu kiến.
Hoàng Thiều-Hoa kinh ngạc, vì thời bấy giờ nhũ mẫu là một thứ tôi đòi,
vậy mà Nghiêm Sơn gọi bằng má má, tức tiếng dùng để gọi mẹ đẻ. Lại nữa
vương là vương gia dù nhũ mẫu cũng phải quỳ đón, tại sao lại phải nhờ nữ
tỳ thông báo, xin cầu kiến như đối với một vị thái hậu vậy ?
Một lát nữ tỳ ra nói :
– Phu nhân mời vương gia và vương phi !
Nghiêm Sơn đẩy cửa bước vào. Thiều-Hoa cũng vào theo, nàng thấy một
thiếu phụ tuổi khoảng trên 30, nhan sắc diễm lệ, ngồi trên ghế sơn son thiếp
vàng. Nghiêm Sơn chạy đến ôm lấy bà gọi :
– Má má con về thăm má má đây !
Vương vẫy Thiều-Hoa :
– Em lại ra mắt má má đi.
Thiều-Hoa nghe chồng nói bỡ ngỡ đến ngẩn người ra. Trong tâm nàng nảy