trống này. Không biết nay có còn không ?
Huyền thoại nói rằng trong trận đánh giữa Phù Đổng Thiên vương với giặc
Ân, " trống đồng hơn trăm chiếc, đánh rung động cả Sài Sơn".
An Tiêm từ đảo trở về, vua Hùng truyền đánh trống đồng đón rước. Đấy là
trống được nhắc đến trong thời vua Hùng. Thời vua An Dương vương trống
đồng cũng xuất hiện : Trận đánh giữa Trung-tín hầu Vũ Bảo Trung với Đồ
Thư tại vùng núi Đông-triều ngày nay : " rống đồng đánh vang dội, quân
Tần khiếp vía".
Đến thời Lĩnh Nam, sau khi thành đại nghiệp, vua Trưng bàn với Công-
chúa Nguyệt-đức Phùng Vĩnh Hoa về việc đúc trống đồng. Công chúa hội ý
với Tây-vu Thiên-ưng lục tướng, rồi truyền đúc 6 loại trống khác nhau,
tướng trấn thủ sáu vùng là Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Tượng Quận,
Quế Lâm, Nam Hải. Tây-vu lục tướng được đề cử đúc trống. Các ông đề
nghị khắc hình chim. Công chúa Gia-hưng (Trần Quốc) đề nghị thêm hình
thuyền với người chèo đò, cuối cùng hoa văn trên trống được đưa ra triều
nghị. Trống đồng được dùng trong quân, trong lễ nghi thời ấy.
Năm 1923 tìm thấy trống đồng trong vùng Mê linh, gọi là trống Sơn Tây.
Năm 1932 tìm thấy gần chùa Tùng-lâm, thuộc xã Mỹ -lương, huyện
Chương-mỹ, 5 cây số Bắc Miếu-môn một trống đặt tên là Tùng-lâm (I).
Gần đây, năm 1959 tìm thấy một trống nữa đặt tên là trống Tùng-lâm (II).
Năm 1959, tìm thấy trống lớn ở xã An-tiên huyện Mỹ -đức gần chùa
Hương-tích.
Năm 1961 tìm thấy ở Thượng-lâm một trống, đặt tên là trống Miếu-môn
(I).
Năm 1966 đã tìm thấy một trống ở đồi Ro, xã Long– sơn, huyện Lương-
sơn, phía Tây Nam chợ Bến 5 cây số. Đặt tên là trống đồi Ro.
Năm 1973, tìm thấy ở cánh đồng Vọng-châu, xã Phú– lương, huyện Quảng-
oai, nay là huyện Ba-vì, gần đê sông Hồng, 2 trống đặt tên là Phú-lương (I-
II).
Năm 1975 tìm thấy trống Đồng bên bờ trái sông Côn (3 cây số tây bắc
huyện lỵ Thạch Thất) một trống nữa, mang tên trống Thạch Thất.
Năm 1976 lại tìm thấy một trống lớn cạnh đền thờ công chúa Nguyệt Đức