thống chí của Quốc-sử quán triều Nguyễn dẫn sách Cao Hùng Trưng như
sau :
"Thành cổ Mê Linh, theo An Nam chí thì Mê Linh ở phía tây phủ Giao
Châu. Thời thuộc Hán là huyện của quận Giao Chỉ. Nhà hậu Hán vẫn theo
như trước. Giữa thời Kiến Vũ, hai bà Trưng đóng đô ở đây".
"Thành cổ Phong Châu, theo An Nam chí chép : Ở phía tây bắc phủ Giao
Chỉ, tức đất Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ đời Hán".
"Thành cổ Bình Đào, theo An Nam chí thì thành cổ Bình Đào ở phía tây
bắc phủ Giao Châu, tức thuộc huyện Yên Lãng bây giờ..."
Sau khi thành đại nghiệp, vua Trưng cho xây thành Mê Linh , cùng cung
điện. Các cung điện mà lịch sử còn ghi được gồm :
– Điện Kinh Dương, nơi vua thiết đãi triều, tiếp các Lạc vương, Lạc công.
Trong điện có vẽ hình nguồn gốc phát tích của Quốc Tổ Hùng Vương : Vua
Đế Minh kết hôn với Tiên nữ ở hồ Động Đình. vua Đế Minh tế cáo trời đất,
phong cho con thứ là Lộc Tục làm vua Lĩnh Nam. Lạc Long Quân kết hôn
với Âu Cơ đẻ ra trăm trứng. Sự tích An Tiêm làm lịch. Sự tích Phù Đổng
Thiên Vương. Sự tích vua An Dương. Sự tích Vạn tín hầu Lý Thân xây
thành Cổ Loa. Sự tích Trung tín hầu Vũ bảo Trung giết Đồ Thư. Sự tích
Cao cảnh hầu chế nãy nỏ thần.
– Cung Âu Cơ, nơi vua Trưng ở.
– Điện Minh Đức, nơi vua Trưng làm việc hàng ngày cùng với Tam công,
Tể tướng và Lục bộ.
– Phủ Lạc Long, nơi vua thiết tiêu triều.
– Phủ Thiên Vương, nơi vua Trưng luyện võ cùng với triều thần.
– Phủ An Tiêm, nơi nghiên cứu Thiên văn, Lịch số, chép sử.
Tục lệ do Quốc Tổ Hùng Vương để lại, là tổ chức lễ tế trời đất gọi là lễ
Nam Giao. Ý nghĩa rằng : nhà vua thay trời đất cai trị muôn dân. Lễ Nam
Giao trên một nền đất gọi là đàn Nam Giao ở phía Nam kinh thành. Di tích
của thời Lĩnh Nam là chỗ dân Nam Giao xưa, nay thành xã Nam Giao
thuộc tổng Hòa Lạc, tức xã Tân Xã, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây.
V. Kết luận,
Kết lại, thủ đô Mê Linh thời Lĩnh Nam hiện vẫn còn đầy đủ di tích. Nào