không được phép thăm nuôi, tiếp tế.” Nghĩa là bị cấm đơn. Nghĩa là từ nay
khỏi phải hỏi vì kể như chắc chắn là đương sự h et còn trên cõi đời này. Bị
bắn bỏ rồi!
[4]
Đại khái một vụ bắt người diễn ra như vậy đó.
Nói về những vụ bắt người ban đêm thì hiển nhiên phải có những nguyên
do đích đáng, thuận lợi và vô cùng quan trọng.
Nửa đêm nghe đập cửa ầm ầm thì chưa biết gì người trong nhà đã hốt
hoảng, bàng hoàng rồi. Người bị bắt đang chăn êm nệm ấm bỗng bị dựng
cổ dậy, ngơ ngác nửa tỉnh nửa mê đầu óc mụ mẫm… còn suy tính được cái
gì nữa? Đi bắt đêm mật vụ còn ưu thế. “Lấy thịt đè người”, bao nhiêu tay
súng bất thần xông vô ào ào chỉ cốt để đàn áp tinh thần một thằng mê ngủ,
có cái nút quần còn chưa cài xong thì chắc ăn quá! Bắt đêm lại còn cái lợi
là khỏi phải lo đối phó với mấy người hàng xóm thấy đông bu lại coi. Lỡ
họ can thiệp bậy thì sao?
Phương pháp bắt đêm, bắt kín, bắt lần lượt cái lối cóc nhảy của mật vụ còn
hay ở điểm người ít mà xử dụng được tối đa lực lượng. Cứ từ từ chộp xong
mối này tới mối kia là bao nhiêu cùng bắt gọn hết. Vì vậy nhiều khi số
người bị bắt ở địa phương còn đông hơn cả lực lượng công an cảnh sát
cộng lại. Hơn nữa còn đỡ gây xáo trộn chỉ ở người sát bên còn có thể biết
chớ xa một chút là không tài nào hay. Công tác bắt người do đó êm ru để
cùng một con đường mà đêm đêm mật vụ áo đen cứ việc đi bắt người mà
ngày ngày bọn thanh thiếu niên vẫn vác cờ vác biển đi ca hát nghêu ngao.
Trên cương vị kẻ đi bắt người và bắt người đến phát ngán lên được thì bọn
mật vụ phải rành rẽ bộ máy bắt người hơn ai hết. Dĩ nhiên là phải có lề lối,
phương pháp mà ngây thơ đến mấy cũng phải biết. Bắt người là một khoa
học, một bộ môn quan trọng của khoa hình sự, được yểm trợ bởi lý thuyết
xã hội đàng hoàng.
Những vụ bắt người đều chia ra theo tiêu chuẩn đàng hoàng. Bắt đêm hay
bắt ngày, bắt ở nhà ở sở hay ở dọc đường, bắt lần đầu hay bắt đi bắt lại, bắt
cá nhân hay bắt tập thể. Còn phân biệt ở mức độ bất ngờ cần thiết, mức độ
chống đối phải dự liệu. Đó là xét trên nguyên tắc mà thôi. Thực tế mật vụ