cái gì, được phép giữ những cái gì, được mặc những quần áo nào… Trăm
lần như một mấy ông Mật vụ sẽ nồ nạt, cấm đoán và chắc chắn sẽ có câu:
"Sao mang đồ lắm thế? Ở trong đó họ cho ăn đàng hoàng mà. Xách theo
nhiều quần áo làm chi?”
“Dĩ nhiên họ nói láo vậy cũng như nguyên tắc là phải hối thúc, nạt nộ để
khủng bố tinh thần nạn nhân.”
Cuốn phim bị bắt sẽ tiếp tục bằng một màn lục soát nhà cửa, sau khi nạn
nhân bị xách cổ đi rồi. Phải nói là cả một màn lục lọi, phá phách, hành hạ
chính chỗ ở của nạn nhân trong mấy giờ liền. Đã xét nhà thì mật vụ có tha
cái gì.
Cần đập là đập, xét được là xét toang hoang, vạch vòi từ kẽ vách trở đi.
Bao nhiêu đồ lặt vặt, bao nhiêu món quần áo trong ngăn tủ đều được moi
móc ra, tung hê hết ra sàn nhà để lần mò, rũ ra từng món một, xé toạc ra xét
phía trong…
Dĩ nhiên đồ đạc, quần áo đã liệng ra giữa nhà như vậy thì còn kiêng dè gì
nữa. Những đôi bốt sẽ giẫm lên, chà đạp không thương xót. Một căn nhà đã
bị mật vụ lục lọi thì còn cái gì được chừa ra, còn cái gì được nể nang?
Như trường hợp nhà kỹ sư hoả xa Inoshin đó. Đứa con nhỏ mới chết vừa
liệm xong, quan tài đã đóng chặt, để ở một góc nhà. Mấy ông mật vụ đã
nhân danh luật pháp buộc phải mở hàn, nhấc xác đứa bé ra để lục lọi, khám
xét bên trong. Còn nói gì bệnh nhân bị xô xuống để xét nệm, băng bó phải
xé ra coi có giấu gì bên trong.
Mật vụ đã khám xét thì cái gì cũng có thể xảy ra, cái gì họ cũng dám làm
hết
[3]
Mật vụ đã khám xét nhà chuyên viên sưu tầm cổ vật danh tiếng
Chetverukin và tịch thu một số “tài liệu”. Hỏi ra mới biết đó là mớ giấy tờ
cổ lỗ sĩ, mấy bản chỉ dụ từ thời Nga hoàng! Nào chỉ dụ ngừng chiến với Nã
Phá Luân, chỉ dụ thiết lập Hội Thánh và cả đạo chiếu chỉ kêu gọi thần dân
thành tâm cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi trong thời kỳ dịch tả lan tràn
năm 1830.
Vostrikov, nhà học giả chuyên về Tây Tạng đứng số một nước Nga cũng bị