mật vụ bắt và còn bắt theo một số thủ bản quý giá về cổ văn Tây Tạng.
Người bất hạnh mệnh một mà đám môn đệ phải mất đúng 30 năm sau mới
năn nỉ, xin xỏ KBG cho lại được mớ giấy tờ.
Nevsky, nhà Đông phương học lừng danh bị mật vụ tịch thu mớ cổ bản về
văn tự Tangut. Hai mươi lăm năm sau khi đã mồ yên mả đẹp rồi người mới
được truy tặng giải Lênin về công trình san định cổ ngữ này!
Karger thì bị vồ trọn bản thư tịch về sắc dân Ostyak vùng Yenisei. Chỉ vì
mật vụ không chịu chấp nhận bản mẫu tự và bộ ngữ vựng mà Karger đã
hoàn thành cho bộ lạc thiểu số này mà cho tới bây giờ dân Ostyak vẫn đành
phải chịu, không có nổi chữ viết.
Có lời lẽ, ngôn ngữ nào diễn tả nổi một vụ khám xét? Xem ra chỉ có mỗi
một câu trong kho tàng văn chương bình dân của chúng tôi là gói ghém đủ
ý. Đại khái là “Họ lục lọi, khám xét đến phải bật ra… cái mà ta không hề
cất giấu trong đó”. Mật vụ mà đã khám nhà, kiếm ra bất cứ một cái gì là
đương nhiên, họ toàn quyền lấy mang đi. Nếu cần, còn trưng dụng luôn khổ
chủ làm cu ly khuân vác nữa!
Như trường hợp vợ chồng Palchinskaya, nhà kinh tế học mà cũng là kỹ sư
hầm mỏ lớn nhất nước. Ở địa vị người chồng hoạt động như vậy thì thiếu gì
thư từ trao đổi, tài liệu lưu giữ mỗi ngày? Sau khi bắt người, mật vụ buộc
bà vợ phải đích thân xách theo cả bao giấy tờ và sau đó hai vợ chồng phải
chia nhau, nuốt bằng hết đồng giấy! Mang giấy tờ đi như vậy thì chỉ cần
mang một làn, khỏi cần mang về.
Một người bị bắt là dĩ nhiên gia đình, thân nhân cuống cuồng lo cho cuộc
đời sắp khốn đốn đến nơi. Nhưng biết vậy vẫn phải dành thời giờ, bỏ công
việc để hỏi thăm tin tức, họ tiếp tế cho người thân. Gởi được tí đồ ăn cũng
cực khổ trần ai! Tới chỗ nào, văn phòng nào hỏi cũng bị trả lời một câu
nguyên văn: “Đây không có ai tên đó. Không ai nghe nói tên đó…”.
Khốn nạn, muốn được nghe thiên hạ sủa một câu gắt gỏng vậy đó nào phải
dễ dàng gì? Hồi dân Lêningrad bị địch bắt bố dữ nhất, nhà tù nghẹt cứng
người thì muốn hỏi tin tức người nhà cũng phải mất đúng 5 ngày… mới
được từ chối kiểu trên.
Có khi 6 tháng, 1 năm sau mới có tin người nhà. Mà lại là “Đương sự