1945, 1946 dịch bắt người lên đến cao độ, hết chuyến xe lửa này đến
chuyến khác từ Âu châu sang đổ người cả rừng xuống, chờ phân tán đi các
Gulag thì bộ máy bắt người bết bát chẳng làm sao giải quyết nổi nên bao
nhiêu thể thức vẫn áp dụng đành phải liệng bỏ hết. Thôi thì chẳng cần lề lối
gì, miễn cho xong việc nên công tác tống giam cả chục ngàn người một lúc
bỗng biến thành một cuộc điểm binh! Ở ngay sân ga bọn cán bộ cầm từng
tập danh sách đọc. Trúng tên ai thì cứ việc rời toa xe cũ lên toa xe mới để di
chuyển tập thể đi nơi khác.
Từ mấy chục năm nay những vụ bắt giam vì lý do chính trị ở xứ sở chúng
tôi vốn có đặc điểm là nạn nhân đâu có biết mình phạm tội gì để chuẩn bị
ứng phó sẵn. Tuyệt đối không. Chẳng có một sự chống đối nào, mà hầu hết
đều có cảm giác bị bắt là tàn đời, nhưng trốn khỏi tay GPU hay NKVD
[9]
là chuyện bất khả.
Đúng vậy. Trên thực tế thì làm sao trốn thoát nổi ở một chế độ mà muốn di
chuyển từ một địa phương này sang địa phương khác ở trong nước cũng
phải có “giấy phép di chuyển”.
Ngay trong thời kỳ dịch bắt người hoành hành dữ dội, buổi sáng trước khi
đi làm lo từ giã, nhắn nhủ vợ con sẵn vì chưa chắc tối đã về nhà nổi… hầu
như chẳng ai dám bỏ trốn, lâu lắm mới nghe nói có người dám tự tử. Cơ
quan chỉ cần có vậy. Cứu thì trốn sao nổi hàm sói mà lo trốn?
Sở dĩ có chuyện cam chịu bị bắt ngoan ngoãn vậy cũng vì ít người biết bộ
máy bắt người hoạt động ra sao. Mấy ai biết Cơ quan bắt là bắt, không bắt
là không… chớ chẳng có lý do, lựa chọn gì hết. Đại khái Cơ quan cũng chỉ
nhận được những chỉ thị tổng quát, ấn định “quô-ta” phải bắt cỡ bao nhiêu
đó thì lo bắt cho đủ số, trúng cách cũng được mà bắt bừa bắt ẩu cũng chẳng
sao!
Vì vậy mới xảy ra một vụ ở Ty Công an Nhân dân Novocherkassk năm
1937. Một thiếu phụ vô phòng khách của Thầy để hỏi mấy ông cán bộ làm
sao giải quyết giùm cho bà hàng xóm có con nhỏ đang cho bú vừa bị bắt về
đây. Đứa nhỏ khát sữa nhớ mẹ quá. Họ biểu ngồi đợi chút, sẽ có giải pháp.
Cỡ hai giờ đồng hồ sau thì người ngồi đợi ngoài phòng khách được tông vô