QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - Trang 249

“Vụ của tôi hả? Tôi chỉ viết một bản Tuyên cáo, gởi quốc dân đồng bào, đại
khái vậy…”
Tụi tôi thì thào: “Lạ-ạ-ạ…” Một bản Tuyên cáo gởi quốc dân đồng bào?
Tụi tôi chưa hề gặp ca không có gì ghê gớm cỡ này! Mặt hắn chảy dài ra
hỏi: “Liệu tôi có đến nỗi bị xử bắn không?”. Tụi tôi trấn an:
“Không đâu! Bây giờ đâu có xử bắn nữa. Đi đày thì có hoài, cứ đồng hồ gõ
chuông lại đi một người: Mà nhẹ nhất là 10 năm…”
Nãy giờ mũ hắn cứ đội sùm sụp, tay đưa lên mân mê chỗ vành. Vốn con
người nặng đầu óc giai cấp, tù già Fastenko khẽ hỏi:
“Chú thành phần lao động, công nhân hay công, tư chức?”
Hắn đáp: “Công nhân”. Fastenko chìa tay ra bắt và hớn hở bảo tôi:
“Alekxandr, chú thấy không? Công nhân bản chất là vậy đó”. Nói rồi quay
vô vách, kể như chuyện chỉ có thế, chẳng đáng lưu ý nữa. Nhưng sự thực
khác hẳn. Tôi gợi chuyện hắn:
“Anh bạn vừa nói viết Tuyên cáo? Tuyên cáo cái gì và nhân danh ai, chớ
không lẽ tuyên cáo khơi khơi?”
“Thì nhân danh tôi.”
“Mà anh là ai mới được chớ?”
Gã trẻ tuổi mỉm cười, lúng túng. Nhưng hắn đáp rành rẽ:
“Tôi là Mikhail, Hoàng đế nước Nga.”
Tụi tôi ngồi nhỏm dậy hết như bị điện giật. Nhìn lại cho kỹ. Không, khuôn
mặt khờ khạo, xương xương thế kia chẳng giống Mikhail Romanov chút
nào! Còn vấn đề tuổi tác nữa.
Susi nghiêm giọng gạt đi: “Thôi, nói gì để mai nói. Giờ ngủ rồi”.
Chúng tôi nằm xuống giường ráng chợp mắt. Sáng mai vậy là có chuyện
nghe chắc. Trước giờ phát bánh mì còn 2 giờ trống chớ ít sao? Lính gác vô
xà lim thêm một chiếc ghế bố cho Mikhail, Hoàng đế nước Nga. Hoàng đế
lẳng lặng ngả lưng xuống ghế bố kê sát thùng vệ sinh.

*
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1916, nơi gia đình Belov kỹ sư Hoả xa. Bà kỹ
sư tên Pelageya là con chiên rất ngoan đạo. Một hôm có người đàn ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.