QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - Trang 270

Ngay đến các đồng chí từ các nước anh em đến và mắc kẹt lại, nhân viên
lớn nhỏ trong các văn phòng Komintern trước sau cũng bị không sót một
mạng, miễn kể chức tước địa vị đều bị gài trước hết vô điều 58/6, chạy
không thoát

[13]

. Còn đám Vệ binh gốc người Latvia chuyên xài lưỡi lê gần

đầu súng mấy năm sau Cách mạng phục vụ đắc lực, được trọng đãi là thế
qua năm 1937 vào tù không còn một mạng ở ngoài.
Bệnh đa nghi của Stalin đã quay cuồng, dâng đến cao độ để cụ thể hoá câu
châm ngôn lừng lẫy của Nữ hoàng Catherine: Thà bắt chết oan 999 mạng
còn hơn để sẩy một thằng gián điệp thực! Vậy đó làm sao tin nổi những
thằng đã bị lọt lưới Tình báo Đức? Cả ngàn thằng từ Âu Châu đổ về, vỗ
ngực tự nhận là ở trường gián điệp ra thì cán bộ MGB dễ làm việc quá.
“Lãnh tụ đã sáng suốt tiên liệu cả rồi. Quả nhiên sự tình biểu diễn in hệt.
Đã có luật trừng phạt sẵn, có bản án định sẵn cho chúng bay rồi. Cứ việc
chui đầu về!”
Nhưng còn trường hợp này nữa. Có những thằng tù binh không chịu đăng
lính hay cộng tác với giặc, không để cho chúng lợi dụng tài năng chuyên
môn của mình, trong trại tù binh không làm An ninh, Trật tự mà cũng
không hề đặt chân ra khỏi trại cho đến lúc được giải phóng mà vẫn xoay sở
được để sống sót, chẳng hạn như cặm cụi lấy miếng sắt vụn hì hục làm
thành hộp quẹt máy để đổi lấy đồ ăn sống qua ngày như trường hợp các kỹ
sư điện Nicolai A. Semyonov và Fyodor F. Karpov thì sao đây? Không lẽ
Tổ quốc không tha thứ cho chúng tôi để giặc bắt làm tù binh?
Cố nhiên Tổ quốc không tha! Tôi đã gặp Semyonov và Karpov trong lao
Byturki và bản án của họ cũng in vậy, không nhẹ đi được một ngày! Vẫn 10
năm đi đày
và cộng thêm 5 năm quản thúc. Cả hai đều kỹ sư cừ, trong trại
tù binh cương quyết không làm cho Đức đấy! Riêng Semyonov thì năm
1941 đã xung phong tòng quân mang cấp Thiếu úy vẫn chưa có khẩu súng
sáu
, chỉ được phát cái bao da đeo lấy lệ nên sa tay giặc có muốn tự sát cũng
không thể bắn vào đầu bằng chiếc bao súng không. (Đó là điều ông Điều
tra viên không chịu hiểu cho). Sau 3 lần vượt ngục không thoát mãi 1945
Thiếu úy Semyonov mới được một đơn vị tùng thiết ta giải thoát. Hắn bèo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.