QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - Trang 271

leo lên nóc chiến xa với tư cách lao công đào binh, tham gia trận tiến đánh
Bá Linh và được gắn huy chương Sao Đỏ. Sau đó Semyonov hồi hương và
đành chui vào trại Cải tạo.
Như đã nói ở trên, rất ít tù binh hồi hương tự do và nếu có nương cơ hội lộn
xộn về thoát an toàn thì đến 1946 hay 1947 cũng bị bắt hết. Nhiều kẻ bị
ngay từ các địa điểm tập trung ở Đức nhưng được chuyên chở tự do bằng
công voa, xe lửa vượt biên về một trạm Nhận diện, đãi lọc (PFL) của
SMERSH đặt rải rác khắp nơi. Gọi là trạm vì tù binh chỉ nằm tạm đợi các
ông sĩ quan Phản gián nhận diện, điều tra rồi lãnh án sau nhưng về tổ chức
không khác Trại Lao động Cải tạo (ITL). Bên cạnh một PFL bao giờ chẳng
có sẵn một công xưởng, công trường hầm mỏ nằm ngay trong cùng một
vòng rào kẽm gai? Thoát khỏi trại tù binh kẽm gai bên Đức lại vào vòng
kẽm gai ở quê hương và trong khi chờ đợi kết thúc hồ sơ, ngay từ ngày đầu
tiên nhập trại là tù binh xếp hàng sang công trường, nhà máy kế bên lao
động một ngày 10 giờ.
Thời gian điều tra cố nhiên ngoài giờ làm việc. Buổi chiều tan tầm hay suốt
đêm cũng có cả toán sĩ quan điều tra viên thay phiên nhau công tác. Tạm
thời cứ kể như có tội, nạn nhân muốn được coi như vô tội phải chứng minh
cho điều tra viên thấy nhưng tuyệt đối không được ra khỏi hàng rào kẽm
gai
. Biện pháp độc nhất là viện dẫn được nhân chứng xác nhận mình vô tội
trong thời kỳ ở trại tù binh…nhưng nhân chứng đương nhiên cũng mắc kẹt
trong một trại PFL nào đó, cách cỡ vài ngàn cây số! Do đó đành phải làm
tờ khai, nếu tên nhân chứng để ban quản đốc hai trại liên lạc với nhau bằng
thư từ, công văn. Những lời khai sẽ được kiểm chứng từng người một.
Trong khi đợi điều tra nạn nhân ngược lại cũng phải làm nhân chứng cho
một vài thằng khác. Cuộc điều tra bằng công văn kéo dài một năm, tù binh
cũng lao động đủ 10 tiếng đồng hồ mà.
Chỉ một nhân chứng khai không đúng rập theo bản tự khai hay bất hạnh từ
trần hoặc tìm kiếm không ra là kể như tàn đời. Không kêu ca vào đâu được,
đành chờ một phiên toà quân sự lưu động tới trại “in” ra những bản án 10
năm đi đày vậy. May mắn nhất là có đủ bằng cớ vô tội mà còn được chính
quân ta giải thoát
nữa. Trường hợp trại tù binh bị quân Anh Mỹ đến giải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.