QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - Trang 436

khi hoà bình đã trở lại, Stalin bất thần ra lệnh cho Chủ tịch đoàn Hội đồng
Xô Viết Tối cao ban hành Sắc luật bãi bỏ bản án tử hình làm dân Nga thở ra
nhẹ nhàng. Thay vào đó bản án tối đa từ nay chỉ có thể là 25 năm tù. Dân
quần đảo mệnh danh bản án 1 phần 4 tức một phần tư thế kỷ.
Dù sao bản án tử hình cũng không còn nữa, trên nguyên tắc. Tại sao cứ thắc
mắc nhà nước hà khắc, bỏ án chết và thay vào đó bằng một ản án đày đoạ
con người tới một phần tư thế kỷ? Câu nói bạc là dân, vô ơn là dân quả xác
đáng. Sao họ không nhìn nhận đó là một tiến bộ? Vì vậy nhà nước quyết
định chấm dứt sự khoan hồng nhân đạo sau khi áp dụng đúng hai năm rưỡi.
Ngày 12 tháng 1 năm 1950 nhà nước thấy cần phải tái lập án tử hình,
nhưng lần này chiếu nhu cầu và đáp ứng sự đòi hỏi của nhiều thành phần xã
hội! Không những một số các nước xã hội anh em trong Liên bang khẩn
thiết yêu cầu (không biết có Ukraine không?) mà các nghiệp đoàn các hội
nông dân và cả các tổ chức văn hoá (?) cũng đòi hỏi nhà nước phải thiết lập
lại "bản án tối đa" để đối phó với bè lũ phản quốc, gián điệp và phản động,
phá hoại. Do đó chế độ án tử hình lại tái lập nhưng dĩ nhiên bản án 1 phần
4 thế kỷ chẳng phải vì vậy mà thủ tiêu. Nhà nước quên hẳn bản án ¼!
Đặc biệt lần này ngoài vụ xử bắn, xử giảo còn thêm chiếc máy chém cổ
truyền lâu nay không dùng đến. Án đoạn đầu năm 1954 chỉ dành cho bọn
sát nhân có dự mưu. Từ tháng 5 năm 1961 ăn cắp hay thâm lạm của công
cũng lên đoạn đầu đài. Sau đó áp dụng cho bọn làm bạc giả, khủng bố trong
trại giam (âm mưu giết hại lính canh, giám thị hay ban quản đốc khám
đường). Tháng 7 năm 1961 vi phạm đến chế độ ngoại tệ nhà nước cũng
lãnh án chém. Nói nôm na là bọn buôn lậu, chợ đen tiền ngoại quốc! Tháng
2 năm 1962 án chém còn áp dụng cho bọn "đe doạ đến đời sống của nhân
viên công lực, cảnh sát của Đảng". Sau đó thêm vô bọn hiếp dâm, bọn ăn
hối lộ và đưa hối lộ.
Ngần ấy trường hợp có thể bị án chém đầu, tuy nhiên tất cả đều hiểu là chỉ
áp dụng tạm thời
, trong khi chờ đợi hủy bỏ toàn vẹn! Đó là một đặc điểm
của nước Nga dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa. Cũng như nước Nga dưới
triều đại Nữ hoàng Elizabeth Petrovna, từng không áp dụng "bản án tối đa"
lâu hơn cả trong số các vương quốc cùng thời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.