QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - Trang 440

Họ vô khám tử trong trường hợp nào? Nằm đợi chết ra sao và có cảm giác
gì? Họ suy nghĩ những gì, có quyết định gì không? Chừng bị mang đi xử
bắn, họ có ấn tượng gì trong những phút giây chót của cuộc đời?
Nghĩ về những người chịu án tử hình, ai chẳng nêu ra câu hỏi trên? Ai
chẳng muốn biết, nhưng có ai biết mà trả lời? Những người được ân xá mà
về chẳng sao biết nổi những gì xảy ra ở giây phút chót. Những gì xảy ra sau
đó
thì bọn đưa đi xử tử phải biết. Đời nào họ nói. Như bác Lyosha ở khám
Kresty Leningrad mỗi lần dẫn tử tù đi đều trói giật cánh khỉ, còng cứng.
Vừa định nói: "Anh em ở lại tôi đi" đã bị một nắm giẻ bịt miệng. Vậy mong
bác Lyosha nói, dù giờ đây người vẫn ăn mặc chững chạc dạo phố hay
nhậu la-ve trong câu lạc bộ một "đảo" nào. Có gặp xin cứ hỏi thử.
Tuy nhiên chính bọn xử tử cũng chẳng biết hết mọi chuyện. Hắn chỉ chĩa
súng sau gáy nổ một phát, máy xe hơi bên cạnh nổ át tiếng súng. Thế thôi.
Công việc đó hắn còn không muốn biết thì còn biết làm gì chuyện xảy ra!
Biết hết chỉ còn những người chết, không nói được nữa. Ngoài ra biết phần
nào, biết lờ mờ thì chỉ còn các nhà văn, cộng thêm những tử tù chờ chết
được ân xá. Nhờ họ mới đoán biết bộ mặt của khám tử hình trước giờ hành
quyết.
Như Narokov tác giả cuốn tiểu thuyết Những giá trị tưởng tượng. Ông ta
đặt quá nặng việc gợi lại thảm cảnh còn hơn Dostoyevsky, muốn tạo xúc
động hơn Dostoyevsky, nhưng dù sao không khí khám tử và phút thọ hình
cũng được ông ta ghi nhận lại tuyệt vời. Không kiểm chứng được nhưng
đọc là tin ngay.
Trước Narokov mấy ông nhà văn như Leonid Andreyev đều lạc hậu cỡ 150
năm. Tả khám tử hình 1937 mà cứ tưởng tượng thì hố nặng: nào chờ đợi
trong tuyệt vọng, nào lắng nghe thời gian. Làm sao biết nổi những đặc điểm
kỳ quặc như dưới đây:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.