QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - Trang 439

*
Những vụ xử bắn cứ thế tiếp tục. Số ngàn, số trăm ngàn, Đâu có nghĩa gì,
ngoài những con số? Mà những con số thì đọc mãi cũng bù đầu và quên
mau lắm.
Một bữa nào đó có người gởi lại một bức hình thân nhân họ bị xử bắn. Rồi
nhiều người gởi tiếp thêm, đủ in một bộ hình dầy. Có dịp lật qua những tấm
hình kỷ niệm đau xót đó, nhìn vào những cặp mắt không bao giờ mở ra
được nữa ta có thể có một bài học giá trị đến mãn đời. Không cần ghi chú
phía dưới những bức hình đó sẽ in sâu vào tâm tưởng ta đến vĩnh viễn.
Một hôm tôi tới chơi một gia đình thân, nơi lui tới của dăm thằng Zek cũ và
tình cờ được dự một buổi lễ nhiều ý nghĩa. Ngày 5 tháng 3 vốn là ngày giỗ
của Cha già Đại đao phủ, gia đình này quen bày lên những bức hình của họ
hàng, bạn bè từng bị xử bắn hay bỏ thây trong ngục. Được người nào hay
người ấy, tổng cộng cỡ vài chục bức hình. Cả nhà im lặng, chiêm nghiệm
suốt ngày. Bầu không khí trang nghiêm hẳn như lễ cầu hồn ở nhà thờ hay
trong nhà mồ. Một bản nhạc tang tóc nhẹ nhàng trổi lên. Ai nấy ngồi lặng
yên ngắm chân dung những người đã chết, rồi nhìn nhau kể chuyện khe
khẽ. Lúc ra về tất cả phải nắm tay từ biệt.
Lẽ ra phải tổ chức những buổi chiêm nghiệm ở nhiều nơi. Để không sao
quên được những người chết, vì sao họ chết. Có vậy những cái chết của họ
mới ý nghĩa. Phần tôi, tôi chỉ giữ được một bộ hình của mấy người sau:

Viktor P. Pokhrovsky, xử bắn ở Mạc Tư Khoa năm 1918
Alesandr Sthrobinder, sinh viên, xử bắn ở Petrograd 1918
Vasily I. Anichkov, bắn trong Lubyanka năm 1927
Alesande A. Svechin, giáo sư Bộ Tổng tham mưu, xử bắn năm 1935
Mikhail A. Refomatsky, kỹ sư Canh nông, bắn ở Orel 1938
Yolizaveta Y. Anichkova xử bắn trong trại Cải tạo vùng Yenisei năm
1942

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.