QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - Trang 48

Không một tiếng động, không nghe một tiếng la mà tuần tự tất cả mọi
người từng sinh hoạt đảng phái không phải Cộng sản đều đẩy đi mất hút, bị
gỡ ra khỏi những nơi từng hoạt động, những người từng quen biết để rồi
chết ngấm ngầm, chết dấm dúi. Thế là hoàn toàn cuộc tận diệt chính những
người từng một thời gào thét lên tranh đấu chống bạo quyền – thời còn là
sinh viên hăng say tranh đấu – những người từng hãnh diện vì tay chân rổn
rảng xiềng xích quân chủ”

[21]

.

Trong ván bài “phá trận” đó, đa số chính trị phạm từng chịu án khổ sai mà
không chết nay bị tiêu diệt gọn. Chính những đảng viên Xã hội Cách mạng
và những đảng viên Vô chính phủ – chớ không phải các đảng viên Dân chủ
Xã hội – đã gánh những cực hình nặng nhất dưới thời Nga hoàng. Chính
những người thuộc hai đảng nói trên từng chiếm hầu hết mọi chỗ trong các
trại khổ sai chính trị phạm dưới thời quân chủ.
Tuy nhiên vấn đề chết trước chết sau vẫn có. Ngay từ 1920 tất cả bọn họ
đều được nhà nước cho phép phản tỉnh bằng văn thư chối đảng của họ, đả
lý thuyết đảng của họ. Có kẻ từ chối không chịu và dĩ nhiên phải “đi”
trước. Kẻ nào thuận ký thì cũng sống thêm được ít năm nhưng vấn đề là
trước sau cũng chẳng thể thoát khỏi cảnh rụng đầu.

[22]

Mùa Xuân năm 1922 thành lập Ủy ban Đặc biệt Đấu tranh chống Phản
cách mạng, chống phá hoại, chống Đầu cơ tích trữ. Vừa đổi tên GPV,
Cheka quyết định can thiệp vào nội bộ tôn giáo và để thay thế cấp giáo
quyền đương nhiệm bèn đề ra một cuộc Cách mạng tôn giáo, nhằm thành
lập một cấp lãnh đạo giáo hội “một tai hướng lên Thiên Đàng, một tai sẵn
sàng ‘bắt’ tin Lubyanka”. Cấp lãnh đạo Tân giáo hội ra đời nhưng nếu
không được chế độ yểm trợ thì nắm sao nổi guồng máy tôn giáo?
Hậu quả trực tiếp là Giáo chủ Tikhon bị tống giam và sau đó có hai phiên
toà quan trọng: phiên thứ nhất chấm dứt bằng một đợt hành hình ở Mạc Tư
Khoa tất cả những kẻ can tội quảng bá lời kêu gọi của Giáo chủ. Phiên thứ
hai ở Petrograd quyết định sinh mạng của Tổng Giám mục Venismin chỉ vì
tội âm mưu ngăn cản công cuộc chuyển giao giáo quyền cho Tân Giáo hội.
Sau đó ở các tỉnh lỵ rồi các quận lỵ các Tổng Giám mục, Giám mục theo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.