nhau vô khám để rồi “đầu đi đuôi lọt”, đến lũ lượt các hàng linh mục, linh
mục dòng và phó tế. Số tu sĩ bị bắt giam nhiều đến nỗi báo chí không buồn
đăng nữa và không chịu tuyên thệ ủng hộ “Tân Giáo hội” cũng nằm khám
luôn.
Từ đó năm nào chẳng có một số người bị bắt vì lý do tôn giáo? Họ thuộc
thành phần thường niên nên có mặt thường trực trong bất cứ xà lim nào, bất
cứ chuyến xe nào chở người đi đầy ra đảo Solovetsky.
Mấy năm sau đó tới phiên các nhà thần học, các nhà nghiên cứu tâm linh,
đại khái như nhóm tín hữu của Bá tước Palen, thường trực ghi nhận những
tiếp xúc của họ với thế giới tâm linh. Sau kế đến các hội tôn giáo, các triết
gia nhóm Berdyayev và tiếp theo là nhóm tự nhận “Công giáo Đông
phương”, tín đồ của Vladimir Solovyer rồi nhóm tín hữu của Abrikosova
cũng cùng chung số phận, nghĩa là bị tống giam rồi thủ tiêu luôn.
Dĩ nhiên các chức sắc của Giáo hội Công giáo – các hàng linh mục Balan
chẳng hạn – cũng không thể thoát khỏi thông lệ. Nhưng một trong những
mục tiêu quan trọng bực nhất của GPV – NKVD suốt trong hai thập niên
1920-1930 là phải bứng bằng được gốc rễ tôn giáo ở nông thôn. Do đó phải
tận diệt Chính thống giáo bằng những đợt tống giam tập thể. Biết bao nhiêu
tu sĩ nam nữ của phái Công giáo Chính thống – những nhà tu bận đồ đen
truyền thống của xã hội Nga từ muôn đời – bị lùng bắt, truy nã gay gắt. Ló
mặt ra là bị bắt và bị bắt là đi đày luôn.
Cùng lúc đó thành phần giáo dân hoạt động nòng cốt cũng bị bắt giam và ra
toà lãnh án. Hết lớp này mới tới lớp giáo hữu thông thường bị lùa vào
khám, già trẻ đều không tha – nhất là thành phần phụ nữ là những người có
đức tin mãnh liệt nhất. Thậm chí sau này cứ đàn bà mà bị tống giam vì lý
do tôn giáo đều bị kể như “nữ tu” trong các khám tạm, các trại tập trung.
Họ bị bắt và lãnh án chẳng phải vì đức tin Công giáo mà chỉ vì tội dám
công khai bày tỏ tín ngưỡng và dạy dỗ con theo tinh thần Công giáo. Chẳng
hạn trường hợp nhà thơ nữ Tanya Khodkevich. Bà này có tội làm hai câu
thơ:
Bạn có thể tự do cầu nguyện
Nhưng chỉ để mình Đấng Tối cao nghe thấy mà thôi.