kỳ “nghỉ ngơi sung sướng, hoàn toàn tự do”. Nhưng cũng nhiều người
không đồng quan điểm, chẳng hạn dưới đây. Thời đó, các sinh viên không
Đảng đòi hỏi “chế độ Đại học tự trị”, quyền hội họp và yêu cầu bỏ bớt lý
thuyết chính trị trong chương trình học. Nhà nước có phản ứng: tống giam
hết. Những ngày nghỉ học thì sinh viên còn bị bắt nhiều, bắt dễ nữa! Điển
hình là ngày 1 tháng 5 năm 1924.
Qua năm 1925, khoảng 100 sinh viên Lêningrad ra Toà lãnh án 3 năm tù
chỉ vì đọc tạp chí Xã hội, cơ quan của nhóm Men-sê-vích hải ngoại – và
dám học tập cả Plekhanov (dù thời hoa niên Plekhanov từng hoạt động
cách mạng hăng nhất, dám đăng đàn chống đối bạo quyền ngay trước giáo
đường Kazan.
Cũng năm đó khởi sự bắt những đảng viên Trốt-kýt trẻ đầu tiên. Hai quân
nhân Hồng quân ngây thơ tổ chức lạc quyên để cứu trợ nạn nhân, đúng
truyền thống của dân Nga bị tống giam tức khắc. Có phải cứ Hồng quân là
khỏi bị đâu?
Ngay đám sĩ quan cũng bị săn bắt suốt thập niên 1920. Đó là những kẻ
sống sót mấy đợt trước: bọn Trắng chưa lãnh án tử hồi đương chiến, bọn
nửa Trắng nửa Đỏ từng có mặt ở cả hai bên, bọn bảo hoàng ngả theo Đỏ
tức những sĩ quan trong quân lực Nga hoàng đầu hàng Hồng quân nhưng
không phục vụ từ đầu đến cuối, hoặc có những khoảng trống vắng mặt
không chứng minh được.
Thay vì bị tử hình tức khắc, đám sĩ quan đó cũng bị sắp xếp vào cuộc “phá
trận”, nghĩa là như những con bài bị xào lên xào xuống, họ hết bị kiểm tra
đến giới hạn công tác, rồi chỉ định trú sở rồi bắt vô, thả ra để bắt nữa và lần
cuối cùng thì đi đảo, không bao giờ trở về nữa.
Tuy nhiên với nhà nước thì không phải cứ tống hết bọn họ vô trại cải tạo
như vậy mà đã xong. Còn cha mẹ, vợ con họ là còn phải đối phó bởi lẽ vô
cùng giản dị có mỗi người chủ gia đình bị bắt mang đi thì toàn gia dĩ nhiên
chẳng ưa gì chế độ. Vậy ở tù là đáng rồi. Do đó lại thêm một đợt sóng mới
đẩy vô ngục tù.
Lại còn một trường hợp bọn dân quân Cốt-sắc từng chống Hồng quân
nhưng đã được ân xá, được đưa từ các trại trên đảo Lemmos về vùng