Hai năm 1945-1946 lớp tù đi đày phản động từ Âu châu trở về. Họ mang
trong người, bọc trong hành lý nhiều món đồ lặt vặt, hiếm có quá! Sĩ quan
đi hộ tống cũng động lòng tham, cứ gì trung sĩ? Thời chiến không được ở
ngoài mặt trận để vơ vét chiến lợi phẩm, thời hậu chiến có dịp sao không
bọc lột lại?
Thì ra chẳng phải vì ít thì giờ, vì thiếu chỗ nhốt hoặc vì muốn thuận tiện
công việc mà có vụ giam lẫn lộn thường phạm và tù chính trị trong cùng
một ca-bin toa xe Stolypin? Phải tạo ra sự chung đụng, hỗn tạp, các "đồng
minh" blatnye mới có cơ hội "làm ăn". Con mòng có những cái gì đáng lột
và lột bằng hết để những gì đáng chuyển giao thì cho chúng chạy vào ba lô
các thầy chú hộ tống! Nào trash (những quần áo, giày dép giá trị của nhà
giàu) nào bao nhiêu thứ bacilli béo bở (đường, sữa, bơ).
Muốn lột con mòng thì phải có các "đồng minh" nhằm sẵn trong ca-bin.
Nhưng có phải muốn có "đồng minh" lúc nào cũng được? Lỡ trên xe không
có, chuyến xe sắp chuyển bánh và những khám đường cũng không có thì
sao?
Năm 1947 có toán lính hộ tống được lệnh áp tải một số tù ngoại quốc từ
Mạc Tư Khoa tới Trung ương khám đường Vladimir. Điệu này trúng mối
lớn! Chỉ nhìn chỗ hành lý, bao nhiêu va-li căng phồng mở ra xét qua là biết
hết. Một cuộc tịch thâu diễn ra tức thời. Để không giấu lén được một cái gì,
tù phải cởi trần truồng ngồi thứ tự trên sàn xe, ở sát nhà cầu. Xét món nào
là "di chuyển" món ấy. Có lẽ toán hộ tống choá mắt quá quên bằng một
điều sơ đẳng: đám tù này không đưa đi trại Cải tạo mà đến một khám
đường! Đến khám đường là có tổ chức đàng hoàng, tù có quyền làm đơn
khiếu nại. Do đó, Korneyer tố cáo.
Thế là phải điều tra. Toán hộ tống "ăn cướp" bị truy ra tức thời, từng người
một bị khám xét và lòi ra gần đủ mặt "chiến lợi phẩm". Những món đồ mất
không truy ra được nhà nước bồi thường bằng tiền mặt. Nghe nói mỗi vị hộ
tống đều bị quất từ 10 năm tới 15 năm, nhưng án tư pháp dễ khoan hồng
quá!
Phải chi ông trưởng toán sáng suốt một chút chắc đã không dám rớ tới
"món hàng" ngoại quốc này. Càng mập càng khó nuốt! Trường hợp dưới