thấy!. Có thể là bắn bỏ hay đập gậy tới gãy xương để lần sau tuyệt đối
không dám chậm trễ. Mà phải xông ra trong toán đầu tiên.
Sung sướng biết mấy là những đấng ở tù mà chưa phải nếm mùi 10 đứa 1
tổ ngồi vây quanh chậu thức ăn vục ra bằng tay, nhét vào miệng! Phải ăn
bốc “tập thể” kiểu này mới thấm thía thế nào là “những nhu cầu súc vật của
thằng tù Ivan Denisovich. Nếu giữa bữa ăn lại có tranh chấp nữa” thì e rằng
các đảng viên trung kiên nhất dám không nhớ tới Đảng nữa!
Dĩ nhiên để ghi nhận lại một thời lịch sử của quần đảo còn phải dựng
nhiều pho tượng mà ý nghĩa hơn cả có lẽ là một ông Stalin khổng lồ bằng
đá đứng chót vót, đứng trên mỏm cao nhất Kolyma. Cần phải thật khổng lồ,
mỗi bên ria ít nhất cũng vài thước răng phải nhe ra đanh ác (điển hình cho
bất cứ một quản đốc trại nào). Một tay người phải cầm dây cương, một tay
người vung roi da quất lia lịa trên lưng vài trăm thằng tù, cặp 5 thằng làm
một như cặp ngựa, vươn cổ ra kéo. Pho tượng khổng lồ này đặt ở chót vót
bán đảo Chukchi, trông ra eo Bering cũng thích hợp vậy.
Tôi mới tưởng tượng nào ngờ sự thực từng xảy ra là đã có bức bíth hoạ
khổng lồ STALIN TRÊN ĐÁ sơn màu trên vách đá đồi Mogutova, chỗ cầu
Zhiguli trên sông Volga, ở cách Trại Cải tạo trên sông cũng phải ngó thấy.
Sau này tôi có dịp hỏi những người Thụy Điển hay từng ra vô nước này
về gia đình Andersen và trường hợp mất tích của một nhân vật như thế
đó…thì họ chỉ lắc đầu cười. Dân Thụy Điển tên Andersen thì cũng như
Nga tên Ivanov vậy và chẳng có ông tỷ phú Andersen nào hết. Khốn nạn,
22 năm sau lúc đọc lại lần chót bản thảo Quần đảo ngục tù tôi mới sực nhớ
ra đời nào họ cho phép hắn giữ nguyên tên thật. Lộ ra là thủ tiêu nên cái tên
Andersen phải hiểu là tên bịa. May ra nhờ những chi tiết nho nhỏ kể lại
người ta có thể đoán biết hắn là ai nên hắn mới tin tưởng thế nào cũng có
người gỡ ra, khối Tây phương chắc chắn sẽ can thiệp. Có điều hắn không
hiểu phe Cộng : Một nhân chứng “biết hết” như hắn, dám chịu đựng tù đày
chớ không khuất phục Tây phương có mấy tay cứng vậy? thì không thể trả
lời tự do được, với bất cứ giá nào! Không chừng lúc tôi viết mấy hàng chữ
này (1971) hắn còn sống cũng nên.