hào còn chối bỏ cả tư tưởng “nhân vật lịch sử vạn năng” mà chính Stalin là
một điển hình cụ thể!
Ngày đó Ingal và Gammerov đã ngâm thơ cho tôi nghe và yêu cầu tôi ngâm
đáp lễ, nhưng tôi đâu đã có bài nào. Họ nói chuyện tiểu thuyết, bốc
Pasternak lên tận mây xanh. Riêng tôi mới đọc qua cuốn Chị tôi nhưng
không thú. Nó có giá trị nhưng quá cao, không thích hợp với đại chúng.
Nghe mấy câu thơ của Trung úy Shmidt đọc trước toà, tôi lại cảm động và
thấy đúng tâm sự quá chừng:
Ba mươi năm ròng nuôi dưỡng
Tình yêu đất nước quê hương
Thà chết không đòi ân xá
Van xin chúng bay tình thương.
Đó cũng là bài thơ đồng điệu của Gammerov và Ingal: Chúng tao đâu thèm
xin khoan hồng. Tù cứ tù, chúng tao hân hạnh nằm tù, chớ có chết hụt trong
tù đâu mà sợ? (Chao ôi, có thằng nào nằm tù không đau khổ, chết dần chết
mòn?). Mới có mấy tháng Ingal được tin mất vợ. Con vợ trẻ đã chính thức
từ bỏ thằng chồng phản động! Cũng may là Gammerov hăng say làm cách
mạng, chưa có người yêu!). Có nằm xà lim mới thấy Chân lý sụp đổ và
khắc khoải, khao khát tự do, thương cho thân phận con người: Những thân
hình nằm la liệt, chui rúc đây kia không phải con người, không phải đồng
bào ta sao?
“Con đường chúng ta đã đi ngang. Không cần xin bọn hay tha thứ.”
Những người trẻ nằm xà lim vì chính trị năm ấy dĩ nhiên không thuộc đám
đông bình thường mà họ đã tiến xa hơn hẳn một khoảng cách. Đám đông
những người trẻ tuổi còn đang dối diện một tương lai phân hoá đến ngỡ
ngàng mất hướng, chán nản, chấp nhận một cuộc sống dễ dàng. Có lẽ phải
đôi lúc bấy giờ họ mới khởi sự lại cuộc hành trình gian khổ vươn lên tới
đỉnh hai mươi năm nữa chắc? Nhóm người trẻ tuổi nằm tù năm 1945 quả
đã nhảy vọt qua được hố sâu thụ động, ù lì để ngửng đầu lên ngạo nghễ, đối