2. Tập trung vào người đối diện: nhìn vào họ. Thường thì trong các cuộc
hội thoại, khi người khác đang nói, chúng ta lại đang nghĩ về việc
chúng ta có thể nói gì để phản hồi lại với họ thay vì thực sự lắng nghe
họ. Lắng nghe tốt giúp các mối quan hệ trở nên gần gũi hơn.
3. Lắng nghe những lời người khác nói, tất nhiên rồi, nhưng hãy làm
nhiều hơn thế: chú ý đến âm lượng, cách thể hiện và cách ngắt, nghỉ
của họ; nhận thức được cảm xúc của họ và chú ý cả đến những gì
không được nói ra.
4. Hiểu người khác. Chúng ta chỉ có thể làm việc này hiệu quả nếu chúng
ta tự tin vào bản thân mình, thay vì, chẳng hạn như, lo lắng về việc
mọi người đang nghĩ gì về chúng ta.
5. Tôn trọng quyền riêng tư của mỗi người và đừng đào sâu về vấn đề
nhiều hơn mức người nói muốn trình bày.
6. Lắng nghe để nhận ra những dấu hiệu rằng người nói muốn thể hiện
nhiều hơn về bản thân họ, sau đó phản hồi phù hợp – có thể bằng một
âm ngắn “mmm”, thể hiện mong muốn được nghe nhiều hơn từ người
đối diện hoặc một câu hỏi ngắn để khuyến khích họ nói nhiều hơn.
Một người mà tôi mới quen đã từng nói với tôi: “Tôi thực sự đau đớn
kể từ khi vợ tôi mất.” Và tôi đã hỏi: “Đó là từ khi nào?” Ông trả lời tôi
là từ 12 năm trước và sau đó nói rất nhiều về người vợ đã quá cố của
mình. Tôi đã nhận ra mong muốn được nói của ông và phản hồi lại với
dấu hiệu đó.
7. Gợi lại – đó là việc tóm tắt trong vài từ – những gì người đối diện vừa
nói. Điều này chỉ ra rằng bạn đã thực sự lắng nghe và cố gắng để hiểu.
Họ sẽ sớm đính chính cho bạn nếu bạn hiểu nhầm.
“Một con cú già tinh anh đậu trên một cây sồi. Nó nhìn thấy càng nhiều
thì nói càng ít. Nó càng nói ít thì càng nghe nhiều hơn. Tại sao tất cả chúng
ta lại không thể giống một con chim già thông thái?”
Đồng dao cổ