người thật của bạn, gắn với quy tắc ứng xử và đạo đức bằng tham vọng cá
nhân. Trong Chương 7, tôi thảo luận về sự cân bằng giữa tham vọng cá
nhân/ thương hiệu cá nhân với những hành động và cách ứng xử của bạn
(sự liên kết với chính bạn). Hai yếu tố này rất cần thiết cho việc phát triển
sự thanh thản, sức hấp dẫn cá nhân và hoàn thiện tính chính trực, lòng tin
cậy, cách cư xử có đạo đức.
Phần II của cuốn sách bắt đầu từ Chương 8. Trong chương này, tôi sẽ giới
thiệu mô hình xây dựng thương hiệu công ty có tính hệ thống, triết lý và
đáng tin cậy, tương tự như mô hình xây dựng thương hiệu cá nhân đích
thực. Chương 9 tập trung vào việc xác định và cụ thể hóa tham vọng công
ty, đòi hỏi tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của công ty. Trong
Chương 10, tôi sẽ thảo luận về việc xác định và cụ thể hóa thương hiệu
công ty đích thực. Thẻ điểm cân bằng công ty (TĐCBCT) được đặc biệt lưu
ý trong Chương 11. TĐCBCT bao gồm các nhân tố thành công chính, mục
đích, tiêu chuẩn đánh giá thành tích, mục tiêu và các hoạt động hoàn thiện,
được chia thành bốn khía cạnh. Chương 12 mô tả cách thực hiện, hoàn thiện
tham vọng công ty, thương hiệu công ty và thẻ cân bằng điểm theo chu trình
Hoạch định – Triển khai – Hành động – Thử thách. Chương 13 bàn về sự
cân bằng giữa tham vọng cá nhân/thương hiệu cá nhân với tham vọng công
ty/thương hiệu công ty. Gắn kết thương hiệu cá nhân với thương hiệu công
ty là việc cần làm nhằm đạt tới đỉnh cao của sự hòa hợp về mục đích giữa
cá nhân và tổ chức để cùng gia tăng giá trị. Để giúp bạn tìm ra “sự phù hợp
nhất” giữa nhân viên và tổ chức, tôi đề nghị một cuộc gặp gỡ trao đổi về
tham vọng giữa giám đốc và nhân viên. Việc này giúp các công ty quản lý
và sử dụng hiệu quả nhân tài trong công ty. Sự cân bằng giữa tham vọng cá
nhân/ thương hiệu cá nhân với tham vọng công ty/thương hiệu công ty
khuyến khích sự hứa hẹn, cam kết, tận tâm, trung thực, niềm vui và động
lực của nhân viên. Cuối cùng, một tổ chức tồn tại được chính là nhờ những
thành viên của nó. Mọi người đều phải được đối xử bình đẳng.