đổi cuộc đời tôi. Dựa trên thành công này, tôi bắt đầu xây dựng một phong
trào/một mạng lưới thẻ điểm hiệu quả tổng thể năm 2004, mang lại cho tôi
các đối tác chiến lược tại nhiều nước. Padmakumar Nair, Giáo sư trong Ban
quản lý Tổ chức, Quốc tế và Chiến lược của Trường Đại học Quản lý Texas
phát biểu năm 2004: Tôi ngạc nhiên khi biết rằng thẻ điểm hiệu quả tổng
thể đã lan tỏa như một chân lý. Phương pháp tiếp cận mới mẻ và thực tế của
Tiến sĩ Hubert Rampersad về vấn đề kết hợp hiệu quả của tổ chức và cá
nhân thành một phương pháp suy nghĩ nhằm giúp đỡ những thành viên của
tổ chức tiến nhanh đến các giải pháp thật sự về vấn đề lãnh đạo và hiệu quả
hiện tại. Tôi bắt đầu tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, các buổi giới thiệu
dựa trên TĐHQTT cho các công ty hàng đầu như Nokia, Công ty Điện tử
Philips, Công ty Công nghệ Lucent, Tập đoàn Dầu lửa Shell và trở thành
người diễn thuyết chính trong các hội nghị.
Với mong muốn giới thiệu TĐHQTT cho nước Mỹ, năm 2006 tôi quyết
định cùng gia đình chuyển đến Mỹ để thành lập TPS International Inc và
giới thiệu khái niệm mới về quản trị kinh doanh trên phạm vi toàn cầu.
Cũng trong thời gian này, tôi xuất bản cuốn sách Managing Total Quanlity:
Enhancing Personal and Company Value (Quản trị chất lượng toàn diện:
Gia tăng giá trị cá nhân và công ty). Tôi cũng xuất bản Personal Balanced
Scorecard: The Way to Individual Happiness and Organizational
Effectiveness (Thẻ điểm cân bằng cá nhân: Con đường đến với hạnh phúc
cá nhân và sự hiệu quả của tổ chức), hiện đã được dịch sang 20 thứ tiếng.
Bài báo mới đây của tôi cũng nhận được giải thưởng “Bài tham luận xuất
sắc nhất” của nước Anh. Chương trình đào tạo thẻ điểm cân bằng cá nhân
được Liên đoàn đào tạo Quốc tế (ICF), tổ chức đào tạo lớn nhất thế giới cấp
chứng chỉ.
Cuốn sách mới nhất của tôi có tựa đề TĐHQTT-Lean Six Sigma ; Linking
Humain Capital to Lean Six Sigma” (TĐHQTT-Kết hợp Lean six Sigma;
Liên kết tiềm năng con người với Lean Six Sigma) cũng được dịch sang 15