QUẢN TRỊ TRONG THỜI KHỦNG HOẢNG - Trang 154

hút bởi các yếu tố chính trị, và dần dần sẽ tự định hình bản thân trở thành
các chính trị gia. Và cũng cần thấy rằng, đề nghị có tính logic của Hayek
được đưa ra vào thời điểm chưa chín muồi. Tiền tệ vẫn chưa thoát khỏi tay
các “chuyên gia” để trao cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng trên thị
trường tự do.

Do đó, đồng tiền nội địa trong một thời kỳ nhất định vẫn còn là một nhân

tố chính trị, và là đồng tiền của chính phủ. Nhưng một đồng tiền lưu thông
quốc tế sẽ ngày càng là một sự pha trộn giữa đồng tiền “Bancor” của
Keynes và “tiền ngân hàng” tự do của Hayek. Nó được các ngân hàng lớn,
quan trọng nhất quản lý, và được định hướng vào các cơ chế sức mua tương
đối trì trệ song vẫn còn hoạt động.

Việc xuất hiện một đồng tiền quốc tế có hiệu năng, theo dự đoán, có thể

là một bước ngoặt trong lịch sử về học thuyết chính trị. Và điều đó đồng
thời cũng có nghĩa là sự kết thúc của chủ quyền quốc gia. Cả hai điều này
rất có thể sẽ kéo theo một sự đảo ngược hoàn toàn về vấn đề chính trị và
kinh tế.

Nền kinh tế thế giới hiện nay đã trở nên vô cùng lệ thuộc lẫn nhau. Ngày

nay, không một quốc gia nào đủ lớn và đủ khả năng tiến hành các hoạt
động kinh tế hoặc một chính sách kinh tế một cách hoàn toàn tự chủ.

Trong thế kỷ XIX, các nước như Anh hay Đức là những nước so với

ngày nay còn là các nước nhỏ (xét về quy mô và tiềm lực kinh tế) đã có thể
hình thành nên các trung tâm kinh tế tự trị. Nhưng ngày nay điều đó không
thể lặp lại ngay cả đối với một nước lớn như Mỹ. Ở đây, sự lệ thuộc nói
chung về nguồn nguyên liệu thô phân tán trên khắp thế giới, cũng như việc
phân chia sản xuất ngày càng tăng, đã trở thành hai đặc điểm của sự lệ
thuộc quốc tế và ngày càng phát triển.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.