QUẢN TRỊ TRONG THỜI KHỦNG HOẢNG - Trang 155

Biểu tượng đặc sắc nhất của việc xuất hiện một nền kinh tế xuyên quốc

gia thực sự, có thể là một số tương đối nhỏ các ngân hàng lớn đã phát triển
thành các ngân hàng có “tầm cỡ thế giới” hoàn toàn ngoài mong đợi. Tiền
thân của các ngân hàng hiện đại, các tổ chức tài chính trong thời kỳ Phục
Hưng, chẳng hạn như Medicis tại Florence, và một trăm năm sau, là
Fuggers tại Augsburg, hoạt động trên quy mô toàn cầu. Khi ngân hàng cổ
phần, mà nguồn vốn xuất phát từ người gửi chứ không phải người chủ sở
hữu ra đời trong những năm 1800 thì Ngân hàng New York - con đẻ của
Alexander Hamilton, được xây dựng dựa trên những nguyên tắc mới, đã
nhanh chóng mở rộng quy mô và hoạt động trên toàn thế giới. Từ năm
1830 trở đi, các ngân hàng thương mại Anh và Scotland mở rộng ra toàn
Vương quốc Anh. Ngân hàng thương mại “hiện đại” thật sự đầu tiên trên
thế giới là Deutsche Bank được thành lập năm 1870 tại Berlin, sau đó
nhanh chóng thành lập các chi nhánh tại London và Thượng Hải cũng như
cơ sở tại phía Nam châu Âu và Nam Mỹ.

Nhưng những ngân hàng này, cho đến hết thời kỳ Chiến tranh Thế giới

thứ Hai, vẫn chỉ là những ngân hàng “nội địa”. Việc kinh doanh quốc tế của
họ thực chất chỉ là việc trao đổi giữa chính nước của họ với thế giới bên
ngoài. Deutsche Bank có thể được coi là ngân hàng “quốc tế” có quy mô
lớn đầu tiên trên thế giới. Năm 1913, nó nhận được tiền gửi từ 1/3 các
doanh nghiệp tại Đức cũng như doanh thu từ các thương vụ quốc tế. Nhưng
đó chỉ là các thương vụ giao dịch giữa Đức và các nước xung quanh, một
nhà xuất khẩu tại Đức, một thương vụ đầu tư ra nước ngoài của một công
ty ở Đức hay một công ty nước ngoài tại Đức, hoặc một thương vụ nhập
khẩu vào Đức. Tất cả các giao dịch quốc tế được Deutsche Bank cấp vốn
đều có “một chân” tại nước Đức. Trong vòng 20 năm sau đó, ngày càng có
nhiều giao dịch của các ngân hàng lớn nhất thế giới trở thành “xuyên quốc
gia”, nói cách khác, chúng là các giao dịch giữa hai nước mà một trong đó
là đất nước đặt trụ sở ngân hàng. Ví dụ, chi nhánh Tokyo của Citibank New
York sẽ giao dịch trực tiếp với chi nhánh Saudi Arabian của Citibank hoặc
với chi nhánh Duesseldorf của Citibank, và không có một khách hàng nào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.