toán; tuy nhiên, chúng lại có thể cho phép xác định với tỷ lệ sai lệch nhất
định nào đó - điều cũng xảy ra đối với hầu hết các số liệu kế toán, như định
giá tài sản cố định, các sáng chế, hoặc tính toán các khoản nợ. Về cơ bản,
phần lớn chúng còn chính xác hơn nhiều so với các số liệu trong bảng cân
đối kế toán, và báo cáo kết quả kinh doanh. Trong những tiên đề đầu tiên
của nhà kinh tế học người Anh Alfred Marshall cách đây trên 100 năm đã
chỉ ra rằng, trong một nền kinh tế thị trường, các chi phí duy trì hoạt động
không bao giờ được phép thấp hơn chi phí vốn. Do vậy, một doanh nghiệp
kiếm được tổng số tiền thấp hơn so với tổng số vốn của mình bị coi là đang
trong tình trạng thua lỗ và sống nhờ vào chi phí cho tương lai của chính
mình.
Có thể lý giải hiện tượng này từ ví dụ người nông dân phải ăn cả vào hạt
giống để dành cho vụ sau. Thực tế cho thấy, cho đến nay các doanh nghiệp
vẫn không tôn trọng nguyên tắc này mà chỉ chú ý tới ảo tưởng từ lợi nhuận.
Tất cả chúng ta đều biết, hạt giống của người nông dân không phải là lợi
nhuận, mà là sự dư thừa. Nhưng nhiều người, kể cả các lãnh đạo doanh
nghiệp, lại không hiểu được rằng, lợi nhuận được ghi nhận trong các báo
cáo của của doanh nghiệp không phải là lợi nhuận mà thực tế nó chỉ là “hạt
giống”, và chi phí duy trì hoạt động mà thôi.
Trong thời đại khủng hoảng, nhu cầu về vốn ngày càng tăng, do tính chất
bất ổn cũng như khả năng rủi ro cao. Nhưng như chúng ta đều biết, thời đại
phía trước là thời đại của những thay đổi và tiến bộ, xã hội hóa và công
nghệ hóa - và điều này cũng lại có nghĩa là sẽ có nhiều rủi ro hơn trong
tương lai. Hơn nữa, tại các nước công nghiệp, hiện tượng chuyển dịch
mạnh cơ cấu lao động sang sử dụng và trọng dụng lao động trí óc càng đòi
hỏi những nguồn vốn đầu tư cao hơn. Tại các nước đang phát triển, nhu cầu
trước mắt là việc làm - chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất - điều sẽ đòi hỏi
một nguồn vốn đầu tư lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta hình
dung.