truyền thanh lại không xâm nhập và làm thay đổi mạnh mẽ con người hơn
nhiều so với sự ra đời của đường sắt trong thế kỷ XIX.
Chính phủ Ấn Độ luôn theo đuổi chính sách “Nhỏ là tuyệt vời” và tin
rằng “Sai lầm lớn nhất của Gandhi là thúc đẩy bánh xe se sợi”. Ấn tượng
đầu tiên của những vị khách đi qua các ngôi làng Ấn Độ không phải là sự
nghèo khổ, bệnh tật mà là những chiếc xe đạp dựng bên ngoài các căn nhà
tồi tàn, là những máy thu thanh bán dẫn được bật lên từ những chiếc xe bò
hay lạc đà kéo, hay những chiếc kiệu trên mình voi đi ngang qua. Đó là
những đám đông trong chợ làng - những người xếp hàng dài quanh những
cửa hàng bán xe máy, máy kéo loại nhỏ hay ti-vi dù rằng không có trạm thu
phát sóng ti-vi nào trong khu vực.
Nhưng cho dù ngày càng thâm nhập sâu rộng như vậy trong suốt 25 năm
sau chiến tranh, nhưng kỹ thuật vẫn chỉ phát triển theo lối mòn truyền
thống. Lý do là, những “công nghệ mới” của những năm 1950, 1960 và
1970 chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở các tri thức khoa học trước thời kỳ Chiến
tranh Thế giới thứ Nhất, và chắc chắn là trước năm 1929. Hai trường hợp
ngoại lệ chính là máy tính, dù mô hình và công nghệ sản xuất nó đã ra đời
từ những năm 1920, và cho đến nay những công nghệ đó mới được đưa vào
ứng dụng thực tế. Thứ hai là y học với các “phương thuốc kỳ diệu” của
những năm 1950 và 1960, thực tế đã được ra đời vào những năm 1940, tức
là được phát triển trong và sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Trong 50 năm sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, người ta thường nói đến
sự thay đổi liên tục và nhanh chóng của công nghệ, nhưng điều này là hoàn
toàn nhầm lẫn. Điều thật sự diễn ra nhanh chóng chính là nhận thức về
chuyển đổi công nghệ. Bản thân sự chuyển đổi công nghệ không hề tăng
tốc, mà thậm chí nó còn chậm lại. Chắc chắn là trong thời kỳ giữa năm
1945 và 1975, không có sự chuyển đổi nào so với những thay đổi trong 60
năm từ năm 1856 đến Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, bắt đầu với việc phát
minh ra phẩm màu tổng hợp đầu tiên vào năm 1856, máy phát điện đầu