đủ các thị trường nội địa cần thiết nên họ ngày càng phụ thuộc hơn vào các
quá trình sản xuất, công nghệ của các nước công nghiệp. Họ cũng chỉ có
thể hy vọng tìm được ở đó thị trường thích hợp cho các sản phẩm của mình.
Vì vậy, việc phân công sản xuất quốc tế trở thành hình thức quan trọng
nhất của liên kết kinh tế. Vì qua đó sức lao động dư thừa của các nước đang
phát triển mới có thể phối hợp được với các nguồn kỹ năng quản lý, công
nghệ, sức lao động có trình độ cao, thị trường và sức mua của các nước
công nghiệp.
“Phân công sản xuất quốc tế” là một thuật ngữ mới, đòi hỏi phải được
giải thích. Một đôi giày bán ở Mỹ thường sản xuất từ da bò được nuôi ở
Mỹ, nhưng da bò phần lớn lại không được thuộc ở Mỹ, mà chuyển sang
Braxin, bởi vì thuộc da là một quá trình đòi hỏi nhiều lao động sống mà Mỹ
không có đủ. Tiếp đó, thông qua một hãng thương mại Nhật, da được
chuyển bằng tàu đến vùng Karibe nhằm phục vụ cho việc gia công hàng đồ
da ở các đảo Virgin thuộc Anh, và đế giày trên đảo Haiti. Việc gia công tiếp
theo được thực hiện hoặc ở Jamaica hoặc ở Barbados để cho các sản phẩm
được vận chuyển thuận tiện sang tiêu thụ ở thị trường châu Âu, hoặc ở
Puerto Rico, vì các sản phẩm từ đây có thể được đưa vào Mỹ dưới sự bảo
trợ của hệ thống thuế quan của Mỹ.
Như vậy, sẽ nảy sinh câu hỏi về nước xuất xứ của những đôi giày này.
Dẫu rằng giá cả của da bò là nhân tố chi phí riêng biệt cao nhất, song nó
cũng chỉ chiếm 1/4 chi phí sản xuất mà thôi. Nếu xác định theo tỷ lệ lao
động thì rõ ràng đây là “giày nhập khẩu”, nhưng nếu đánh giá theo các tính
năng về kỹ thuật và tổ chức thì chúng lại được “sản xuất tại Mỹ”. Vì ở đó
vừa diễn ra quá trình chăn nuôi bò đòi hỏi nhiều vốn, tự động hóa và tri
thức mới nhất, vừa đòi hỏi sự quản lý toàn bộ việc sản xuất giày, thiết kế
mẫu, kiểm tra chất lượng và tiếp thị. Tuy vậy, có thể khẳng định rằng, đây
rõ ràng là những đôi giày thuộc nhiều quốc gia. Loại hình phân công lao