QUAN TRƯỜNG HỦ BẠI - Trang 15

người gần dân. Đây là điều tâm đắc mà Đường Hội Thanh rút ra
được sau mấy chục năm làm chính trị.

Để giải tỏa cảm giác không vui trong lòng, Đường Hội Thanh tới

thư phòng thưởng thức những bức tranh mà mình sưu tầm.

Đường Hội Thanh rất thích sưu tầm, đây là điều mà bất cứ

cán bộ nào ở thành phố Đông Lạc đều biết. Không phải vì ông sưu
tầm những món đồ có giá trị lớn, mà vì ông chỉ sưu tầm “Tranh
Bao Công”. Hay nói cách khác, Đường Hội Thanh chỉ sưu tầm
những tác phẩm mĩ thuật có đề tài là vị quan Bao Chửng thanh liêm
đời Tống.

Sở thích này của Đường Hội Thanh cũng là có nguyên do. Khi ông

còn là Bộ trưởng Bộ Tổ chức, ông có lí luận riêng trong việc lựa chọn
và đề bạt nhân tài. Trong một cuộc họp ở tỉnh, Đường Hội Thanh
đưa ra quan điểm của mình: Nếu chọn người tốt, dùng người tốt,
quản người tốt, ngăn chặn đám người hư hỏng trộn lẫn vào đội ngũ
lãnh đạo, vậy thì suy cho cùng không rời khỏi “Tam Công”: Đức Công,
Tái Công và Bao Công. Đức Công là Đức tiên sinh, đại diện của dân
chủ, không thể độc đoán; Tái Công là Tái tiên sinh, đại diện cho khoa
học, phải biết tìm quy luật; Bao Công là Bao Chửng, đại diện cho
một vị quan thanh liêm thiết diện vô tư. Lí luận “Tam Công” của
Đường Hội Thanh đã được Bộ trưởng Bộ Tổ chức Tỉnh ủy biểu dương
nhiệt liệt, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nó đã
trở thành một lí luận nổi tiếng trong công tác tổ chức chỉ đạo. Bởi vì
nó có liên quan tới vấn đề đề bạt cán bộ nên khi đó trong nhân
dân đã lưu hành một cách nói rằng: Người quần chúng hài lòng thì
phải đưa vào quần chúng; người lãnh đạo hài lòng thì phải đề bạt
làm lãnh đạo; người quần chúng và lãnh đạo cùng hài lòng thì giữ lại
cơ sở làm lãnh đạo quần chúng; người lãnh đạo và quần chúng
đều không hài lòng thì mặc kệ anh ta. Cách nói này gây ảnh hưởng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.