QUAN TRƯỜNG HỦ BẠI - Trang 300

Phạm Tăng lại được quần chúng dễ dàng chấp nhận hơn. Điều nực
cười là Phạm Tăng và Hoàng Vĩnh Ngọc là hai đối thủ truyền kiếp,
chuyện hai người chửi bới nhau không ai là không biết. Mọi người
đều cảm thấy chuyện này rất nực cười, cũng rất châm biếm.
Kết quả là Phó Bí thư được kiêm thêm chức Chủ tịch huyện như ý
muốn, còn Phó Chủ tịch thường vụ thì được điều tới một huyện
khác làm Chủ tịch huyện.

Ban đầu việc Đường Hội Thanh sưu tầm “Tranh Bao Công”

không có gì là không đúng, nhưng sau đó nó đã bị biến chất.
“Tranh Bao Công” đã trở thành công cụ để người ta hối lộ khi
muốn chạy chức quan. Những bức “Tranh Bao Công” ban đầu
không có giá trị quá lớn, nhưng cùng với sự ganh đua của những
người tặng tranh, họ dần lựa chọn tranh của các họa sĩ nổi tiếng,
khiến những bức tranh này ngày càng nâng tầm giá trị, ít nhất
cũng phải trên một vạn tệ, có những bức còn mấy chục vạn tệ, thậm
chí cả hàng trăm vạn. Thế là những người biết chuyện đặt một bài
vè: “Bí thư Đường thường không nhận lễ, nhận lễ rồi chỉ nhận
“Tranh Bao Công”. Có người nói, nhà Đường Hội Thanh chẳng khác
nào một phòng triển lãm, những bức “Tranh Bao Công” mà ông sưu
tầm có thể treo kín cả một triển lãm mĩ thuật, nếu tính bình quân
giá trị mỗi bức thì tổng cộng phải lên tới 5 triệu nhân dân tệ.

Tần Khai Tân đang suy nghĩ là nên tặng Đường Hội Thanh bức

“Tranh Bao Công” có giá trị như thế nào. Tranh của Hoàng Vĩnh
Ngọc và Phạm Tăng thì chắc chắn là ông tặng không nổi, tranh của
các họa sĩ ở Đông Lạc thì lại không hợp thời, Tần Khai Tân quyết
định tự lượng sức mình, mua một bức tranh của họa sĩ nổi tiếng
trong tỉnh tặng cho Đường Hội Thanh, một bức “Tranh Bao Công” có
diện tích khoảng bốn thước thì cũng chỉ khoảng 5 nghìn tệ là mua
được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.