QUÂN VƯƠNG - THUẬT CAI TRỊ - Trang 18

khá trung thực văn phong của Machiavelli và có nhiều chú giải về các nhân
vật và sự kiện, giúp cho độc giả có thể hiểu rõ hơn về tác phẩm này.

Trong quá trình dịch sang tiếng Việt, chúng tôi cũng tham khảo những

bản dịch tiếng Anh khác của Daniel Donno, Christian E. Detmold và bản
dịch tiếng Việt từ bản tiếng Pháp xuất bản trước 1975 tại Sài Gòn (Bản dịch
tiếng Việt này có tên là Quân vương - Thuật trị dân). Về tên của tác phẩm
này cũng có nhiều cách dịch khác nhau như Quân vương, Hoàng đế, Thuật
trị quốc, Thuật làm vua…nhưng chúng tôi thống nhất sử dụng Quân vương
để chỉ người đứng đầu một đế chế, vương quốc, lãnh địa…hay tựu chung là
để nói tới lãnh tụ của một quốc gia, một vùng lãnh thổ.

Với mong muốn được giới thiệu cho các độc giả một tác phẩm kinh điển

về triết học chính trị và nghệ thuật lãnh đạo trong kho tàng tinh hoa của
nhân loại, chúng tôi đã nỗ lực hết sức mình để biên dịch tập sách mỏng mà
đầy ý nghĩa này, nhưng chắc rằng khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất
mong nhận được sự góp ý của các bạn để tiếp tục hoàn thiện bản dịch.

Vũ Mạnh Hồng

(1)

David Hume: triết gia và sử gia người Scotland (1711-1776). Jean Jacques Rousseau: triết gia và

nhà chính trị học người Pháp (1712-1778), tác giả cuốn Khế ước Xã hội. Montesquieu: nhà văn và

luật sư người Pháp (1689-1755), tác giả của kiệt tác Tinh thần Pháp luật.

(2)

Câu chuyện về những

nhân vật này được đề cập khá chi tiết trong cuốn tiểu thuyết Gia đình Giáo hoàng (The Family) của

Mario Puzo , tác giả của tiểu thuyết Bố già (Godfather).

(3)

Việc người Do Thái rời Ai Cập xảy ra vào

khoảng năm 1.300 TCN.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.