đại của chúng ta là linh mục Girolamo Savonarola28. [28 Girolamo
Savonarola: Giáo sĩ dòng tu Đa Minh, sinh tại xứ Ferrara năm 1452. Ông
trở thành tu viện trưởng Tu Viện San Marco ở Florence vào năm 1491, là
thế lực chính trong nền chính trị Florence sau sự kiện trục xuất dòng họ
Medici năm 1494. Savonarola là một người cộng hòa nhiệt thành, nhưng
đã đánh mất sự ủng hộ của quần chúng sau khi bị Giáo hoàng Alexander
VI rút phép thông công. Năm 1498, ông bị xử tử ở Piazza della Signoria.
Ông là tác giả của tác phẩm chính trị quan trọng: Luận thuyết về Tổ chức
và Chính phủ của Florence (1498)]. Ông ta đã bị chính thiết chế mới của
mình tiêu diệt khi công chúng mất lòng tin vào những thiết chế này. Trong
khi đó, ông ta lại không có biện pháp nào để duy trì lòng tin của những
người đã tin mình cũng như để thuyết phục những kẻ hoài nghi. Khi đã
vượt qua nhiều khó khăn và vô vàn nguy hiểm trên con đường sự nghiệp,
bằng tài trí và sự can trường của chính mình và sau khi diệt trừ được những
kẻ ghen tị, những con người vĩ đại này được kính phục và trở nên quyền uy,
vững chắc, được tôn vinh và hạnh phúc.
Tôi muốn bổ sung thêm một ví dụ nhỏ có một số điểm tương đồng
với những tấm gương vĩ đại nêu trên và tiêu biểu cho tất cả những trường
hợp tương tự. Tôi muốn nói tới Hiero xứ Syracuse 29.
[29 Hiero xứ Syracuse: Tổng tư lệnh quân đội Syracuse và sau này
trở thành vua Hiero II (306-215 TCN). Ông đã chiếm đoạt quyền lực và cai
trị Syracuse như một bạo chúa. Sau khi thiết lập liên minh ban đầu với xứ
Carthage trong những ngày đầu của chiến tranh Punic lần thứ nhất, ông
lập lại hòa bình với La Mã và trở thành đồng minh của đế chế này.]
Từ địa vị của một thường dân, Hiero đã trở thành vua xứ Syracuse.
Vận may duy nhất mà ông nhận được là thời cơ. Do bị đè nén, áp bức,
người dân xứ Syracuse đã suy tôn ông làm lãnh tụ và trên cương vị đó, ông
chứng minh được mình xứng đáng là vua của họ. Ông là một người rất
khôn khéo và tài giỏi.