QUÂN VƯƠNG - THUẬT TRỊ NƯỚC - Trang 73

Trước khi vua Charles nước Pháp xâm chiếm Italia, đất nước này
nằm dưới quyền cai trị của Giáo hoàng, người Venice, vua Naples, công
tước xứ Milan và người Florence. Những người trị vì này đều ý thức được
hai vấn đề chính. Thứ nhất, không để quân đội ngoại bang xâm chiếm
Italia. Thứ hai, ngăn cản nhau mở mang lãnh thổ. Hai thế lực mà các bên
đều thấy cần phải đề phòng nhất là Giáo hoàng và người Venice. Để chế
ngự người Venice, các bên còn lại cần lập một liên minh, cũng giống như
trường hợp bảo vệ xứ Ferrara.
Để phong tỏa uy quyền của Giáo hoàng, các bên sử dụng bọn quý tộc
thành Rome. Bọn này luôn chia làm hai phe, phe gia tộc Orsini và phe gia
tộc Colonna và luôn có lý do để hục hặc với nhau. Ngay trước mặt Giáo
hoàng, bọn chúng diễu võ dương oai để làm suy yếu vị thế của Giáo hoàng.
Mặc dù trong lịch sử, cũng có những giáo hoàng dũng cảm như Giáo hoàng
Sixtus46 [46 Giáo hoàng Sixtus: tên thật là Francesco della Rovere (1471-
1484), có họ với Giuliano della Rovere (sau này là Giáo hoàng Julius II)
]
nhưng chẳng vận may hay sự khôn khéo nào giải phóng được họ khỏi
những phiền toái đó. Nguyên nhân chính nằm ở thời gian trị vì ngắn ngủi.
Trong 10 năm, thời gian trị vì trung bình của một giáo hoàng, khó mà tiêu
diệt được toàn bộ một phe phái.
Chẳng hạn, nếu một vị giáo hoàng thành công trong việc tiêu diệt
được một phe, chẳng hạn là gia tộc Colonna, thì một vị giáo hoàng mới là
kẻ thù của gia tộc Orsini có thể sẽ kế vị và tạo điều kiện cho gia tộc
Colonna phục hồi quyền lực nhưng ngay cả vị giáo hoàng này cũng chẳng
có đủ thời gian mà diệt tận gốc gia tộc Orsini. Do vậy, trong một thời gian
dài ở Italia, quyền lực của Giáo hoàng không được coi trọng.
Khi lên nắm quyền, Giáo hoàng Alexander VI lần đầu tiên chứng tỏ
được sự thành công của một Giáo hoàng khi có tiền bạc và quân đội. Nhân
cơ hội cuộc xâm lược của người Pháp và bằng sự trợ lực của công tước
Valentino, Giáo hoàng Alexander VI đã giành được tất cả những thành
công mà tôi đã bàn tới khi kể về các hành động của công tước. Mặc dù
thâm tâm của Giáo hàng Alexander VI là đem lại quyền lực cho công tước
chứ không phải cho Giáo hội nhưng ngài cũng đã làm cho Giáo hội mạnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.