lên.
Sau cái chết của ngài và của công tước, điều đó trở thành kết quả sau
cùng của biết bao nỗ lực. Khi kế vị Giáo hoàng Alexander,Giáo hoàng
Julius II47 [47 Giáo hoàng Julius II: Giuliano della Rovere trị vì với tước
hiệu Julius II từ năm 1503 đến 1513] thấy rằng, Giáo hội đã có thế lực rất
lớn. Giáo hội đã thâu tóm toàn bộ xứ Romagna trong khi bọn quý tộc thành
Rome và các phe phái của chúng đã bị tiêu diệt bởi những đòn đánh chí
mạng của Giáo hoàng Alexander. Giáo hoàng Julius cũng phát hiện ra một
biện pháp để vơ vét của cải mà Giáo hoàng Alexander hay các vị tiền
nhiệm khác chưa từng đụng đến.
Các hành động trước đây của Giáo hoàng Alexander không những
được Giáo hoàng Julius tiếp tục mà thậm chí còn được đẩy mạnh hơn. Giáo
hoàng Julius quyết tâm chiếm Bologna, đè bẹp người Venice và tống khứ
người Pháp khỏi Italia, và ngài đã thành công trong tất cả những công cuộc
đó. Ngài xứng đáng giành được nhiều lời ca ngợi hơn bởi ngài đã làm tất cả
những điều đó vì quyền lực của Giáo hội chứ không vì quyền lợi của một
cá nhân nào. Ngài đã chế ngự được hai phe gia tộc Orsini và gia tộc
Colonna trong vòng cương tỏa và khiến cho bọn chúng không gia tăng
được thế lực.
Mặc dù có một vài kẻ cầm đầu của hai phe phái này muốn thay đổi
tình hình nhưng có hai trở ngại khiến chúng phải lùi bước. Thứ nhất, quyền
lực của Giáo hội khiến chúng khiếp sợ. Thứ hai, cả hai gia tộc không có ai
là Hồng y Giáo chủ.
Trở ngại thứ hai chính là nguyên nhân sâu xa của mọi xung đột giữa
hai phe phái này. Hai phe này không bao giờ có thể hòa hoãn được với
nhau chừng nào trong phe bọn chúng có các Hồng y Giáo chủ. Các Hồng y
Giáo chủ này sẽ dung dưỡng phe phái của mình không chỉ ở thành Rome
mà cả những vùng khác nữa, và bọn quý tộc sẽ buộc phải bảo vệ các vị
Hồng y Giáo chủ của phe mình. Bởi vậy, từ tham vọng của các Hồng y
Giáo chủ sẽ nảy sinh những mâu thuẫn và xung đột giữa các phe phái quý
tộc. Khi lên ngôi, Đức Giáo hoàng Leo48 đã nhận thấy quyền lực thực sự
của ngôi vị Giáo hoàng. Thiên hạ hy vọng rằng, nếu như những Giáo hoàng