QUẢNG CÁO THOÁI VỊ PR LÊN NGÔI - Trang 54

Tất nhiên rồi. Quảng cáo thực sự đang gặp rắc rối.

Khi các nhà làm quảng cáo ra sức rao hàng về giá trị của quảng cáo, họ đã rơi vào chính cái cạm

bẫy mà quảng cáo đã rơi vào. Nghĩa là lời nói của họ hàm ý ngược lại.

“Quảng cáo đang gặp rắc rối. Chúng ta phải tái khẳng định với khách hàng của chúng ta rằng

quảng cáo vẫn là công cụ mạnh nhất để xây dựng thương hiệu.”

Thế nhưng quảng cáo đang gặp rắc rối trong các phòng họp ban giám đốc của các công ty Mỹ. Đó

chính là lý do vì sao các vị lãnh đạo của Bốn chữ A đọc diễn văn về đề tài này và tại sao Liên đoàn
Quảng cáo Mỹ đang đưa ra chiến dịch quảng cáo “các thương hiệu lớn nhất” của nó.

Bạn biết được quảng cáo đang gặp rắc rối khi mà bản thân ngành quảng cáo đang tâng bốc nó.

Loạt chương trình quảng cáo trên truyền hình Nextel TV gần đây, trong đó diễn viên Dennis Franz
đóng vai Thám tử Andy Sipowicz trong phim NYPD Blue, là một ví dụ điển hình.

Franz hét vào máy điện thoại của Nextel, “Tôi không đóng phim quảng cáo. Quảng cáo là không

trung thực. Đó là sự nói dối. Tôi được yêu cầu rao bán sản phẩm mà tôi chưa bao giờ dùng? Hãy quên
đi. Tôi không làm đâu.” (Chỉ có một bằng chứng duy nhất rằng đây là quảng cáo của Nextel đó là màn
hình tivi đặt trên cái kệ ở bếp đang chiếu phim quảng cáo của Nextel.)

Dấu hiệu khác cho thấy quảng cáo đang gặp rắc rối lớn là sự chuyển hướng tài trợ từ quảng cáo

sang các hoạt động khuyến mãi (cả đối với người tiêu dùng và buôn bán). Đối với hàng hóa đóng bao
bì, một pháo đài lâu năm của quảng cáo, tỷ lệ phần trăm của ngân sách tiếp thị dành cho quảng cáo đã
giảm từ 60% năm 1997 xuống còn khoảng 30% ngày nay.

Thế là có sức ép để tìm ra phương tiện thay thế.

9. Tìm kiếm giải pháp khác

Dấu hiệu khác cho thấy quảng cáo truyền thống đang gặp rắc rối là mối quan tâm tìm kiếm phương

tiện để thay thế ngày càng tăng lên. Các công ty đang nghĩ đến cái gì đó nằm ngoài khuôn khổ in ấn và
phát sóng và đưa ra cách thức kỳ lạ và tuyệt vời hơn để tiêu tốn các đồng tiền dành cho quảng cáo của
mình.

Khí cầu nhỏ mới được ưa chuộng gần đây. Được các hãng Goodyear và MetLife đi đầu sử dụng,

các khí cầu nhỏ quảng cáo nay đang được nhiều công ty khác sử dụng. Một số các công ty đó là
Accenture, Budweiser, các trung tâm máy tính CDW, Horizon Blue Cross/Blue Shield, Hood,
Monster.com, Izod, Mazda, và Sanyo.

Với khoảng ba triệu đô-la chi phí một năm, công ty của bạn có thể đưa thông điệp của mình lên

bảng quảng cáo bay trên trời. Quảng cáo bằng khí cầu không phải chỉ là một hiện tượng ở nước Mỹ.
Nhiều công ty trên thế giới cũng đang sử dụng nó, kể cả Fagor ở Tây Ban Nha, Liebherr ở Đức, và
StarHub ở Singapore.

Ngoài việc thả khí cầu quảng cáo bay trên sân vận động, bạn còn có thể ghi tên mình lên chính sân

vận động đó. Dưới đây là một số giao kèo gần đây, có cả sự tham gia của các đội thể thao, thời hạn và
giá cả:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.