được với mỗi hành động. Do đó tôi được bình tĩnh để quyết định. Nếu
không thì có lẽ tôi đã vùng vẫy, do dự để rồi đâm quàng đâm xiên dưới xô
đẩy của tình thế. Nếu tôi đã không suy nghĩ kỹ rồi mới quyết định thì có lẽ
tôi đã cuồng loạn vì lo sợ cả buổi chiều chúa nhật, mất ngủ đêm đó, và sáng
thứ hai, xuống hãng, mặt mũi bơ phờ, hoảng sợ. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ làm
cho viên đô đốc Nhật nghi ngờ và tra khảo tôi rồi.
Đã kinh nghiệm nhiều lần, tôi thấy rằng sự quyết định là một điều rất
quan trọng. Chính sự không có lấy một mục đích nhất định, sự chạy loanh
quanh hoài, như điên khùng nó sinh ra bệnh thần kinh suy nhược và biến
đổi đời sống của ta thành một cảnh địa ngục.
Tôi nghiệm là 50 phần trăm những nỗi lo lắng của tôi tiêu tan đi, khi tôi
có được quyết định rõ ràng, và 40 phần trăm nữa thuờng cũng biến mất khi
tôi bắt đầu thực hiện quyết định.
Vậy tôi chỉ cần làm bốn công việc sau là khoảng 90 phần trăm những
nỗi lo lắng của tôi tan biến.
1-Viết rõ ràng lên giấy những nỗi lo của tôi.
2-Viết lên giấy những giải pháp có thể theo được.
3-Lựa lấy một giải pháp.
4-Bắt đầu thi hành ngay quyết định ấy.
Ông Galen Litchfield bây giờ làm giám đốc ở Viễn Đông cho Công ty
Park and Freeman.
Như trên kia tôi đã nói, ông hiện nay là một trong những nhà doanh
nghiệp Mỹ lớn nhất ở Châu á. Ông thú với tôi rằng ông thành công, một
phần lớn là nhờ ông biết phân tích những vấn đề rắc rối của ông rồi quả
quyết hành động tức thì.
Vì đâu mà phương pháp của ông có kết quả đẹp đẽ như vậy? Vì nó thực
tế và đi thẳng vào trung tâm vấn đề, nhưng thứ nhất vì nó là kết quả của
định luật thứ ba rất quan trọng này: Phải làm cái gì để chống với tình thế.
Nếu không hoạt động, thì dù có thu thập, phân tích sự kiện cũng chỉ là công
dã tràng mà thôi.
William James nói: "Khi đã quyết và bắt đầu hành động rồi thì đừng lo
nghĩ gì về kết quả ra sao nữa". Ông muốn nói: Một khi đã quyết định sắc