cho óc tôi sáng suốt hơn. Vậy chiều chúa nhật đó, tôi vào thẳng trong phòng
tôi hội các Thanh niên theo Thiên Chúa giáo ở Thượng Hải, lấy máy đánh
chữ ra đánh:
1- Tôi lo cái gì đây?
Lo sáng mai bị nhốt vào "nhà cầu".
Rồi tôi lại đánh câu hỏi thứ nhì:
2- Làm sao tránh được bây giờ?
Tôi suy nghĩ hàng giờ rồi chép lại bốn hành động mà tôi có thể làm
được, những kết quả có thể xảy ra của mỗi hành động ấy.
1- Tôi có thể giảng giải cho viên thống đốc Nhật. Nhưng y không nói
tiếng Anh. Dùng một người thông ngôn để ranwgs ging cho y thì chỉ làm
cho y thêm nổi giận và có thể đưa tôi đến chỗ chết được, vì y tính vốn độc
ác lắm, sẽ không cho tôi giảng giải gì hết mà giam ngay tôi vào "nhà cầu".
2- Có thể kiếm cách trốn được không? Không. Chúng luôn luôn rình tôi.
Nếu bỏ phòng của tôi ở hội Thanh niên theo Thiên Chúa Giáo mà đi chắc bị
bắt và bị đem bắt liền.
3- Tôi có thể ở lì trong phòng này mà không lại hãng nữa. Nhưng làm
như vậy viên đô đốc Nhật sẽ ngờ vực, sẽ cho lính lại bắt và giam tôi ngay
vào "nhà cầu" không cho tôi nói tới nửa lời.
4- Sáng thứ hai, tôi có thể lại hãng như thường lệ. Như vậy có thể gặp
được dịp may là viên đô đốc Nhật bận việc quá sẽ quên điều tôi đã làm. Mà
nếu y nghĩ tới thì có thể rằng y đã bớt giận không la ó quát tháo nữa. Được
vậy thì tốt lắm, còn rủi y có quát tháo thì tôi cũng có dịp để ráng giảng giải
cho y. Vậy sáng thứ hai cứ xuống hãng như thường lệ, và cứ hành động như
không có gì xảy ra cả thì còn có hai dịp may để khỏi bị nhốt vào "nhà cầu".
Nghĩ vậy và quyết định theo kế thứ tư rồi - nghĩa là sáng thứ hai cứ
xuống hãng như thường lệ - tức thì tôi thấy vô cùng nhẹ nhàng thư thái.
Sáng hôm sau, tôi vào hãng, viên đô đốc Nhật đã ngồi đó, miệng ngậm
điếu thuốc. Y ngó tôi chừng chừng như mọi lần, nhưng không nói gì hết. Và
nhờ Trời phù hộ, sáu tháng sau y trở về Tokio, thế là hết lo.
Như tôi đã nói, lần đó tôi thoát chết có lẽ nhờ chiều chúa nhật ngồi chép
lại những hành động có thể làm được cùng những kết quả có thể xảy ra