lên quan thầy. Mít - tơ - rông không hề để ý đến những cử chỉ đó, chậm
chạp bước đến bên bà Nụ giật bức chân dung ông Kè, đưa lại cho tên thông
ngôn xi la xi lô với nó một hồi rồi cẩn thận cho khẩu súng ngắn vào bao
đeo bên hông, bấm khuy cài chắc chắn.
Với một động tác nịnh hót quen thuộc, tên thông ngôn dập gót, ưỡn
ngực, nghiêm trang: “Tuân lệnh”. Mít - tơ - rông không ngạc nhiên khi
thằng tay sai dùng tiếng bản địa, vì nó biết ý của thuộc cấp muốn tỏ rõ cái
oai phong của quan Tây với dân làng.
Trao bức chân dung cho bà Nụ, tên thông ngôn tỏ vẻ trang trọng, rồi nói
với âm điệu nghiêm cẩn:
- Quan lớn nói, mẹ quan ở Pháp quốc ngày quan xuống tàu sang Việt
Nam cũng giữ một bức chân dung của quan. Người mẹ nào cũng thương
yêu con mình mà không nề nguy hiểm. Tình ấy thật cao cả. Quan thấy bà
ôm bức chân dung của ông Kè, mặc dù ông ấy là Việt Minh thì quan nghĩ
ngay đến người mẹ của mình mà không dám nổ súng.
Đợi tên thông ngôn dịch xong, tên quan Tây rảo bước đến chỗ hai xác
chết mà mấy phút trước chính tay hắn bóp cò súng. Hắn lặng lẽ đưa tay
phải, cái tay vừa bóp cò súng lên làm dấu thánh xưng tội với Chúa. Làm
xong cử chỉ đó, hắn lặng lẽ theo hướng cánh đồng về đồn.
Mạ tôi lại xuống chợ đồn sớm. Đêm qua bọ mạ xì xầm gần đến sáng kể
cho nhau nghe câu chuyện đau buồn trên.
Mấy tháng sau, đồn xuân Bình binh biến, đại đa số dân vệ, bảo an, lính
dõng tìm lên chiến khu theo Việt Minh. Trong danh sách Ban địch vận, Ủy
ban kháng chiến huyện có một sĩ quan Pháp, đó là Mít - tơ - rông.