QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP - Trang 106

Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn

Khởi xướng viên chính của CRS-1 là một người Israel tên Michael Laor. Sau khi lấy bằng kỹ
sư tại Đại học Ben-Gurion ở Beersheba, Israel; Laor làm cho Cisco ở California (Mỹ) trong
11 năm, nơi ông trở thành Giám đốc kiến trúc phần cứng và kỹ thuật. Năm 1997, ông quyết
định trở về Israel, còn Cisco thay vì để mất một trong những kỹ sư hàng đầu của mình, đã
đồng ý để Laor mở một trung tâm R&D của Cisco tại Israel, cũng là trung tâm đầu tiên ngoài
nước Mỹ.

Trong khoảng thời gian này, Laor bắt đầu lý luận về việc cần có một bộ định tuyến khổng lồ
như CRS-1. Lúc đó Internet còn rất mới mẻ, nên ý tưởng về thị trường dành cho bộ định
tuyến lớn như thế tỏ ra lạc lõng. “Người ta nghĩ chúng tôi bị hâm khi phát triển sản phẩm
này bốn năm về trước”, Tony Bates của Cisco phát biểu. “Họ nói chúng tôi no miệng, đói con
mắt và hỏi ai mà cần đến công suất lớn đến vậy?”

[108]

Laor lập luận chỉ khi Cisco chế tạo được thiết bị này thì thời của Internet mới đến. Vào thời
điểm đó, rất khó để hình dung Internet - vốn chỉ mới chập chững với thư điện tử và vài
trang Web sơ khai - sẽ bùng nổ theo cấp số nhân cùng với nhu cầu thỏa mãn trong việc
truyền tải luồng dữ liệu khổng lồ tạo ra bởi hình ảnh, video và trò chơi điện tử.

Mặc dù CRS-1 là thiết bị lớn nhất từng có của Cisco và là dự án lớn tầm tập đoàn, nhưng
nhóm của Laor ở Israel mới đóng vai trò then chốt trong việc thiết kế cả các con chip lẫn
kiến trúc phần cứng cần thiết để mang công nghệ này lên tầm cao mới. Rốt cuộc, khi
Chambers hé lộ CRS-1 tại hội nghị năm 2004, ông đã đúng với nhiệt huyết của mình. Với
cấu hình hoàn chỉnh, mỗi bộ router được bán với giá 2 triệu USD, thế mà đến cuối năm
2004 đã bán được sáu chiếc. Rồi đến tháng 4 năm 2008, Cisco thông báo doanh số CRS-1 đã
tăng gấp đôi trong chưa đầy chín tháng

[109]

.

Năm 2008, trung tâm do Laor mở tại Israel một thập kỷ trước đã có 700 nhân viên. Quy mô
của nó đã mở rộng nhanh chóng cùng với việc Cisco thâu tóm chín doanh nghiệp khởi
nghiệp của Israel, nhiều hơn số công ty mà Cisco mua về ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Ngoài ra, Cisco còn chi 150 triệu USD đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp khởi nghiệp
khác của Israel, cũng như góp 45 triệu USD vào quỹ đầu tư mạo hiểm nhắm vào Israel. Tổng
cộng, Cisco đã chi khoảng 1,2 tỉ USD để mua và đầu tư vào các công ty Israel

[110]

.

Yoav Samet, tốt nghiệp từ đơn vị tình báo 8200 tinh nhuệ của quân đội Israel giờ đang phụ
trách bộ phận thâu tóm doanh nghiệp của Cisco tại Israel, các nước thuộc khối Liên Xô cũ và
Trung Âu cho biết Cisco Israel thuộc những trung tâm nước ngoài lớn nhất của công ty này,
cùng với trung tâm Cisco ở Ấn Độ và Trung Quốc. “Nhưng”, ông nhấn mạnh, “ở Trung Quốc
và Ấn Độ công việc được hoàn thành thuần túy trên phương diện kỹ thuật, nhưng khi cần
đến sự sáng tạo thuần túy và hoạt động thâu tóm doanh nghiệp, Israel vẫn ở vị trí dẫn
đầu”

[111]

.

Ít ai ngờ Cisco lại đầu tư sâu rộng như vậy cho Israel, và nếu Michael Laor không quyết
địnhã đến lúc trở về quê hương, hẳn đội ngũ nhân viên Cisco ở Israel đã không trở thành
trung tâm trong hoạt động của tập đoàn. Cũng như Dov Frohman của Intel và nhiều người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.